Để giúp hàng nghìn trẻ em vùng cao không còn phải co ro trong manh áo rách, chân trần đốt đuốc từ sáng tinh mơ vượt suối tới trường, ba năm qua, nhóm "Mùa đông ấm" đã trao tặng cho trẻ em nơi đây chút hơi ấm cộng đồng qua những bộ quần áo cũ, sách vở, quà bánh...
Sau sự thành công của "Mùa đông ấm - Hà Giang 2007" với 5 tấn quần áo và 20 suất học bổng cho 3.000 trẻ em ở huyện Mèo Vạc, Trưởng ban điều phối Nguyễn Huy Bắc (26 tuổi) cho biết, nhóm đang gấp rút hoàn thành chương trình "Mùa đông ấm Cao Bằng 2008".
Nhận định Nguyên Bình là một trong 3 xã khó khăn nhất của tỉnh Cao Bằng, một năm chỉ có 2 mùa Lũ và Rét, Bắc cho biết: "Năm nay, chương trình quyên góp được 4 tấn quần áo, vở, đồ dùng học tập... và sẽ trao tặng cho khoảng 3.000 trẻ em ở Nguyên Bình. Cuối tháng này, quà sẽ được trao tận tay các em".
![]() |
Phục hồi chức năng cho trẻ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Ảnh: Vicongdong.vn. |
Cũng hướng tới trẻ em bị thiệt thòi nhưng Phạm Ngọc Mai và Phạm Thị Bích Hường - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng tác giả dự án "Sẻ chia" lại dành sự quan tâm cho trẻ em khuyết tật là nạn nhân chất độc màu da cam ở ngay chính quê hương Tuyên Quang.
Theo Ngọc Mai, bước đầu, dự án hướng đến 30 trẻ em khuyết tật đang điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Hương Sen. Sau khi thành công dự án này, nhóm sẽ tổng kết, đánh giá nhân rộng ra các huyện, tiến tới quy mô toàn tỉnh, với 2.000 trẻ em khuyết tật do ảnh hưởng của chất độc da cam.
Trong khi đó, cô giáo Lê Thị Chiến ở TP Hòa Bình (Hòa Bình) lại mở lớp dạy học cho trẻ em chậm phát triển ngay tại nhà với hy vọng cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
"Đây là cơ hội cho những đứa trẻ luôn bị coi là "hâm", vô tích sự. Các em không chỉ được học văn hóa, học các kỹ năng cần thiết để hòa nhập cộng đồng mà cha mẹ các em cũng được bày tỏ và chia sẻ những tâm tư. Dù còn rất nhiều em muốn tham gia những do điều kiện cơ sở vật chất có hạn nên chúng tôi chỉ có thể nhận được 24 em", cô giáo tốt nghiệp khoa Giáo dục đặc biệt (ĐH Sư phạm Hà Nội)bày tỏ.
Không chỉ dừng lại ở việc dạy các em chậm phát triển, cô giáo Lê Thị Chiến còn đang ấp ủ ý tưởng mở lớp học bên sông Đà để giúp hàng chục trẻ em nơi đây thoát khỏi nguy cơ bỏ học giữa chừng, giúp các em có cơ hội thay đổi cuộc sống sông nước vốn rất bấp bênh của gia đình.
Tuy nhiên, theo cô giáo Chiến, hiện cả hai dự án này đều gặp khó khăn về mặt kinh phí cũng như cần có một cơ quan nào đó đứng ra quản lý để các dự án phát huy được hiệu quả...
![]() |
Nhóm "Mùa Đông Ấm": "Dù có đạt được 2.000 USD hay không thì chúng tôi cũng không để cho 3.000 trẻ em Cao Bằng phải chờ." Ảnh: Tiến Dũng. |
Trên đây là 4 trong số hơn 100 dự án thuộc các lĩnh vực Môi trường, Y tế, Giáo dục... tham dự cuộc thi "Mầm nhân ái lần thứ I - 2008" do trang web
www.vicongdong.vn tổ chức, với sự tài trợ của Tập đoàn FPT.Chiều 14/12, Lễ trao giải cuộc thi "Mầm nhân ái" diễn ra tại tòa nhà FPT Cầu Giấy. Trong số 12 dự án lọt vào vòng chung kết, 5 dự án khả thi nhất: "Sẻ chia" (Phạm Ngọc Mai), "Mùa đông ấm" (Nguyễn Huy Bắc), "Hãy cho tôi một chiếc túi sinh thái" (Đặng Thị Ngọc Lan), "Vòng tròn sống" (Nguyễn Quốc Thanh), "Rác với sức khỏe" (nhóm Nhiệt huyết) được tài trợ 2.000 USD cho mỗi dự án.
Theo Ban tổ chức, các dự án chưa đoạt giải ở "Mầm nhân ái" lần 1 sẽ tiếp tục hoàn thiện để có cơ hội tham dự cuộc thi lần 2. "Cuộc thi này không có người thắng kẻ bại bởi một lẽ đơn giản, vicongdong.vn là mái nhà chung của hơn 3.000 thành viên đang cố gắng vì một cộng đồng tốt đẹp hơn", Trưởng dự án Vì cộng đồng nói.
Vừa qua, FPT là một trong 2 đại diện của Việt Nam được mời tham dự Diễn đàn Trách nhiệm xã hội châu Á (AFCSR) 2008, diễn ra tại Singapore trong 2 ngày 20 - 21/11. FPT xác định trọng tâm hành động là áp dụng công nghệ tiên tiến vào các hoạt động cộng đồng, nhằm giúp hoạt động xã hội được triển khai nhanh chóng, thu hút nguồn lực dồi dào, báo cáo minh bạch và có hiệu quả cao. Để thực hiện mục tiêu này, FPT đang phát triển mạng xã hội vicongcong.vn với mong muốn đưa website này trở thành cổng thông tin trực tuyến lớn nhất Việt Nam phục vụ cho các hoạt động xã hội. Mạng xã hội này sẽ tạo ra môi trường minh bạch, chặt chẽ trong hoạt động, để cộng đồng cùng tham gia đồng hành, giám sát trong mọi tiến trình: từ lập kế hoạch, thực hiện đến báo cáo kết quả, giúp cho các hoạt động xã hội ở Việt Nam thực sự có hiệu quả. |
Tiến Dũng
▪ Teen girl và mốt gửi hình sexy (15/12/2008)
▪ Ba tiếng nói trách nhiệm từ dòng sông Thị Vải (15/12/2008)
▪ Thị trường 2009 sẽ thiếu gạo, thừa cao su (15/12/2008)
▪ Sau giờ tan trường (15/12/2008)
▪ Mũ bảo hiểm đã cứu sống nhiều mạng người (15/12/2008)
▪ Teen "yêu" nhau nơi công cộng (15/12/2008)
▪ Trẻ tự tử: Cha mẹ ở đâu khi con cái cần? (15/12/2008)
▪ Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực: (15/12/2008)
▪ Gần 4-5 tỉ USD cho gói kích cầu tổng thể (15/12/2008)
▪ Nhiều doanh nghiệp sẽ thưởng Tết chiếu lệ... 100.000 đồng (15/12/2008)