Bị tẩy chay, nhưng giờ đây họ đang đấu tranh đòi bình đẳng!
Các Website khác - 31/08/2005

Bangladesh, họ được gọi là hizras. Hizras để chỉ những người “bất  lực”. Họ là những người ái nam ái nữ, có giới tính không xác định,một số người là nam muốn thay đổi giới tính nhưng không đủ tiền để tiến hành phẫu thuật. Từ bao đời nay ở Bangladesh, họ bị xã hội tẩy chay.

Tất cả đều ăn mặc như phụ nữ, cũng đeo nữ trang và trang điểm.

Cô Pinky Sikder, chủ tịch Badhon Hizra Shangho (Tổ chức Thống Nhất của người Hizra) nói rằng ; “Chúng tôi từng có cảm giác rằng chúng tôi là những người ô nhục nhất trong thế giới này. Nhưng ít ra bây giờ chúng tôi hiểu rằng chúng tôi cũng là con người như tất cả mọi người và chúng tôi cũng phải có quyền của mình”.

Sự lên án

Bangladesh, mang giới tính khác với người bình thường là đáng khinh bỉ. Những luật từ thời Anh còn cai trị Ấn Độ như người thủ dâm phải chịu án chung thân vẫn còn trong hệ thống luật pháp nước này.

Thực tế, ít người bị chịu hình phạt. Bởi sự lên án gay gắt từ phía xã hội đối với người đồng tính đã quá nặng nề khiến họ chỉ biết im lặng ở trong phòng mà thôi.

Là một tổ chức công khai nhất gồm nhiều giới tính khác nhau, những người hizra chấp nhận chịu búa rìu dư luận.

Khuki, một người ở Bangladesh thú nhận “Chuyện tôi có được việc làm là điều không tưởng. Chúng tôi đi tới đâu cũng đều bị húyt sáo và nhạo báng. Không thể có đ ược việc làm!”.

Saima thì bị buộc phải nghỉ học “Tôi đang học rất tốt thì một hôm khi đang làm bài kiểm tra, một người bạn thấy tôi mặc áo ngực. Tôi bị thầy cô đánh đập rất năng nề. Sau đó tôi không thể đến trường”

Những triển vọng tốt

Người hizras có một truyền thống lâu đời ở Ấn Độ.

Một số coi mình là người tiếp nối và giữ gìn truyền thống của những quan thái giám ngày xưa phục vụ nơi hậu cung của đế chế Mughul trước đây vài thế ký.

Ở Ấn Độ, họ đang có những hy vọng mới. Họ có mặt theo nhóm tham dự lễ cưới hay đến một gia đình mới có con để chúc phúc.

Họ nhảy múa, ca hát, và được trả công. Họ hiếm khi bị làm tức giận, một lời nguyển rủa hay chúc phúc của họ đều được xem là sẽ ứng nghiệm.

Nhưng truyền thống ấy đã mất đi nhiều, khiến họ quay ra kiếm sống bằng nghề mại dâm.

Về đêm, họ tụ tập ở các công viên của Dhaka đợi khách như những gái mại dâm khác.

Công việc như vậy mang nhiều rủi ro, nhưng những thành viên của tổ chứa Badhon Hizra Shangho cho biết, nhờ tổ chức này mà công việc bớt rủi ro hơn.

Moni, một thành viên khác của tổ chức tâm sự “ Hồi trước, chúng tôi lúc nào cũng thấy lo sợ. Cảnh sát và đầu gấu tra tấn hành hạ chúng tôi. Chúng lấy tiền và cưỡng hiếp. Chúng tôi không khẳng định chúng tôi có là con người hay không khi chúng tôi hành nghề mại dâm. Nhưng giờ chúng tôi đã có tổ chức, nếu ai bị hành hung chúng tôi sẽ cùng nhau giúp người đó. Giờ chúng tôi có cả một cộng đồng để chia sẻ đau khổ với nhau”.

Giới tính thứ ba

Tổ chứa Badhon Hizra Shangho bắt đầu chú ý đến những luật định ở Bangladesh. Những người hizra nói rằng họ bị quan chức quấy rối tình dục vì giới tính của họ không xác định.

Appely Mahmud nói :”Trong các văn phòng của nhà nước, tôi phải trả lời hàng trăm câu hỏi. Họ nói tên của tôi Appely là tên nữ, còn Muhmud là tên nam, vậy tôi là gì. Khi tôi nói mình vừa là nam, vừa là nữ, họ lại nổi giận. Chúng tôi muốn chính phủ trả lời cho vấn đề này!”

Người hizra đang vận động biểu tình buộc chính phủ chính thức công nhận họ là giới tính thứ ba bên cạnh giới tính nam, nữ . Họ muốn trong các giấy tờ phải có cả ba ô giới tính, nam, nữ, hizra.

Badhon Hizra Shangho đã có những cuộc mít –ting ngòai đường phố để đòi thay đổi. luật.

Họ còn dự định trao bản kiến nghị đến tận nhà của bộ trưởng nhưng cảnh sát đã ngăn lại.

Các thành viên của tổ chức này vẫn giữ hy vọng họ sẽ thành công , giành được quyền lợi cho mình.

Pinky Sikder nói: “Chúng tôi sẽ làm được. Pinky bây giờ và Pinky của 10 năm trước đã khác nhau nhiều lắm rồi. Nếu chỉ có một mình, bạn sẽ không thể đấu tranh; nhưng nếu đòan kết lại, bạn sẽ có thể tồn tại. Chúng tôi tin đời chúng tôi sẽ tốt đẹp hơn”.

Theo www.bbc.co.uk