Bạn có thường nổi khùng vì những chuyện nhỏ nhặt, hay bạn là người biết cách hoà giải và làm êm thấm mọi chuyện? Hãy tìm hiểu phong cách cãi nhau của mình từ những mô hình sau.
Rất nhiều đôi nhận thấy các cuộc tranh cãi của mình dường như đi theo một mô hình chung. Chúng nổ ra chẳng vì lý do gì hoặc có thể nhen nhóm qua nhiều ngày. Với mỗi người, hầu như ai cũng có một lối tranh luận riêng. Hiểu được phong cách của mình sẽ giúp bạn thoát ra khỏi vòng quay xung đột đó. Sau đây là một số kiểu tranh cãi phổ biến.
Kẻ hoà giải - bạn không thích cãi nhau và coi trách nhiệm của mình là phải làm nguội và phân minh mọi chuyện càng nhanh càng tốt, cho dù nó đồng nghĩa với việc bỏ qua nhu cầu của mình hoặc không để người ta hiểu được mình.
Kẻ tấn công dồn dập - bạn tin rằng càng phản ứng nhanh gọn càng tốt. Bạn bị cuốn theo mọi kiểu tranh cãi và tìm cách áp đặt hoặc đe doạ để ngăn chặn cuộc chiến bùng nổ. Nó thường không có hiệu quả, và nếu có thì bạn cuối cùng lại tự hỏi mình có quá trớn không.
Kẻ công kích tiềm ẩn - bạn khôn khéo và kiên trì trong việc làm người khác hiểu rõ được cảm xúc của mình. Bạn không thích kiểu tấn công nhanh gọn, bạn muốn chờ cho đến khi người kia biết rằng có điều gì đó không ổn. Bạn có thể sử dụng sự câm lặng, cằn nhằn, than vãn. Nói chung, bạn thường đi đến đích, nhưng đó là một quá trình chậm chạp và mệt mỏi.
Kẻ thù không đội trời chung - bạn có vẻ như phải đấu tranh cả đời vì quyền lợi, bạn cho đi nhiều như những gì bạn nhận. Mặc dù có vẻ ghê gớm, bạn rất sợ bị tổn thương và coi mỗi lần cãi nhau là một lần đau đớn.
Kẻ nuốt giận - bạn ngại cãi nhau và có thể làm mọi thứ để tránh xảy ra xung đột. Thay vì bảo vệ quyền lợi của mình hoặc tỏ rõ quan điểm, bạn ngồi yên lặng chờ cho cơn bão qua đi. Nhưng bên trong, sự giận dữ và phẫn uất lại gia tăng.
Kẻ đàm phán - bạn luôn muốn tìm ra một giải pháp hoà bình cho mọi vấn đề mà không làm ai tổn thương. Bạn kiên nhẫn lắng nghe quan điểm của người khác và tự tin chia sẻ ý kiến của mình. Bạn muốn một lối thoát tốt nhất cho mối quan hệ và theo kinh nghiệm của bạn, sự cảm thông và thoả hiệp là cách hiệu quả để đạt được điều đó.
Dĩ nhiên kiểu cuối này là cách mà chúng ta đều mong muốn đạt được. Xung đột là điều tự nhiên trong mối quan hệ, nhưng nó cần mang tính xây dựng chứ không phải phá hoại.
Nhưng có những cặp không bao giờ cãi nhau. Họ dường như không có bất hoà nào. Nỗi sợ xung đột quá lớn khiến họ luôn rút lui cho dù chỉ có một dấu hiệu bất đồng mập mờ. Với người ngoài, đây có thể là một mối quan hệ hoàn hảo, nhưng hiểm nguy lại ẩn nấp sau vẻ bề ngoài phẳng lặng đó. Những cái khác biệt sẽ bị chế ngự hoặc lờ đi bởi họ chẳng có động cơ nào để giải quyết bất đồng. Chính vì thế, sự u uất cứ thế gia tăng cho đến khi một người không chịu đựng được nữa và từ bỏ mối quan hệ.
M.T. (theo BBC)
▪ Chiếc băng cao dán của Susie (29/11/2004)
▪ Sống gấp!(*) (29/11/2004)
▪ Hãy quên đi mặc cảm xấu xí (29/11/2004)
▪ Ân huệ (25/11/2004)
▪ Những câu hỏi cho một ngày mới (24/11/2004)
▪ Bàn tay (24/11/2004)
▪ Hãy trân trọng từng khoảng khắc mà bạn có (23/11/2004)
▪ 5 hiểm họa với giới trẻ (22/11/2004)
▪ Món quà cho người nhút nhát (23/11/2004)
▪ Truyện ngắn: Kẻ thứ ba (22/11/2004)