Không có cha không phải vì cha đã mất hay không ở cùng với cha. Không có cha vì có nhưng cũng bằng không. Điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của những gia đình và sự phát triển tâm lý, nhân cách của những đứa trẻ? |
Nhiều người chồng, người cha đã không làm đúng vai trò của mình trong gia đình. Họ “trao lại” tất cả cho vợ để rồi sống như một cái bóng trong nhà. Bất cứ “công to việc lớn” gì họ cũng để vợ làm, từ đi ăn đám, họp phụ huynh cho con, thăm nom họ hàng, xóm giềng, đến hội họp, tham gia các đoàn thể ở địa phương… thậm chí cả dạy bảo con cái. Theo quan niệm của nhiều người, đó có thể là sự phân công công việc trong gia đình. Tuy nhiên, những đứa trẻ đang cần sự uy quyền của người cha để có niềm tin, có chỗ dựa, để soi mình vào trong quá trình trưởng thành thì không nghĩ như vậy. Chúng sẽ thấy thiếu vắng sự hiện diện của người cha trong cuộc sống. Bởi một người mẹ dù có làm tốt công việc của mình đến mấy thì cũng không bao giờ vượt quá giới hạn của một người mẹ để trở thành một người cha trong gia đình. Nhiều đứa trẻ sẽ hỏi “bố ơi bố ở đâu” trong lúc bố nó vẫn đang ở cùng một nhà với nó. Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất đúng vì hễ có việc gì cần ý kiến của cha mẹ là chúng lại hỏi mẹ. Làm sai việc gì cũng lại là mẹ mắng mỏ, đánh đập. Trên thực tế, các bà vợ trong các gia đình này chẳng coi ông chồng ra gì cả. Với họ, người chồng chỉ như một đồ thừa trong nhà, không có quyền hành gì cả. Thậm chí còn quát nạt, mạt sát chồng trước mặt các con. Và ngay lúc đó, hình ảnh về một bà mẹ “ghê gớm”, một ông bố nhu nhược, kém cỏi sẽ hình thành trong đầu đứa trẻ. Sự hình thành nhân cách, tâm lý của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lối sống, văn hoá của gia đình, cụ thể là của cha mẹ. Chúng sẽ học được sự mạnh mẽ, cứng rắn ở người cha và sự dịu dàng, thuỳ mỵ ở mẹ để phát triển một nhân cách toàn diện. Tuy nhiên, khi những người cha, người mẹ không làm đúng vai trò của mình, nghĩa là khi người cha đánh mất sự uy quyền, người mẹ không còn dịu hiền nữa thì những đứa trẻ sẽ ra sao? Hoặc là chúng sẽ trở nên nhu mỳ giống cha để được an toàn hơn trong một gia đình có nhiều “bất ổn”; hoặc sẽ thành một đứa trẻ cáu bẳn, khó tính khi có sự kết hợp giữa sự “ghê gớm” của mẹ và sự căm tức của nó thay cho cha khi thấy cha bị “lép vế”. Có rất nhiều những đứa trẻ trong các gia đình “vắng cha” đã có những biểu hiện bất bình thường về mặt tâm lý trong cuộc sống, trong đó rất nhiều em đã trở nên hư hỏng khi chơi bời quá độ vì không biết điểm dừng, hoặc thường mất nhiều thời gian vào những việc không đâu, nhanh chán nản... Điều đó cho thấy chúng thiếu tính quyết đoán, sự làm chủ bản thân vốn là những phẩm chất của người đàn ông, người cha trong gia đình. Tuy những gia đình “vắng cha” như vậy không nhiều và cũng không thể khẳng định tất cả những đứa trẻ sống trong các gia đình đó đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự “thiếu vắng cha” nhưng rõ ràng là chúng đã học được rất nhiều thứ từ nhân cách, lối sống, văn hoá của cha mẹ - những người làm chủ gia đình. Phương Trinh |
▪ Liệu tiền có mua được hạnh phúc? (28/09/2004)
▪ Phụ nữ sinh mổ ít bị đau khi giao hợp và tiểu không tự chủ (28/09/2004)
▪ Đàn ông yêu thế nào? (23/09/2004)
▪ Tìm lại trinh nguyên (22/09/2004)
▪ Thói thèm ăn kỳ quặc của các bà bầu (21/09/2004)
▪ Tôi không... Xuất tinh được (21/09/2004)
▪ Ai là kẻ thù lớn nhất của phụ nữ? (15/09/2004)
▪ Bạn có biết cách nói lời chia tay? (14/09/2004)
▪ Bệnh tật của người mẹ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi (23/07/2004)
▪ Bạn gái làm gì khi tình yêu tan vỡ? (22/07/2004)