![]() |
(SpaceDaily) |
Hiện nay, các chuyên gia phát triển cảm thấy Cell - thiết bị xử lý cài trong Sony Playstation 3 và một số loại TV độ phân giải cao - quá phức tạp và khó lập trình. Tuy nhiên, dự án Octopiler của IBM sẽ giúp họ giảm bớt các thao tác khi soạn và chuyển đổi mã nguồn.
Công đoạn viết mã cho Cell không hề dễ dàng bởi nó chứa một lõi xử lý trung tâm (PowerPC) và 8 thành tố được thiết kế với những mục đích đặc biệt (SPE). "Lập trình Cell tương đối khó do công cụ phát triển sẽ phải chia phần mềm thành các luồng hoạt động cùng lúc trên nhiều lõi khác nhau”, Gordon Haff, chuyên gia phân tích của công ty Illuminata (Mỹ), cho biết.
Octopiler có nhiệm vụ chuyển một chương trình do con người soạn ra thành nhiều chương trình riêng biệt, chạy đồng bộ trên các lõi của Cell. Bộ công cụ phát triển phần mềm này sẽ dịch mã nguồn sang kiểu ngôn ngữ máy mà chip có thể hiểu được. Nhưng vai trò của nó không chỉ là một trình biên dịch bởi Octopiler phải tạo lệnh cho 8 SPE bằng ngôn ngữ khác hẳn với ngôn ngữ của lõi PowerPC, đồng thời quản lý sự tương tác và chia sẻ bộ nhớ giữa chúng.
Với khả năng tự động hóa những phần được lập trình thủ công, Octopiler sẽ thúc đẩy, mở rộng việc chấp thuận và sử dụng máy chủ tích hợp Cell mà IBM và hãng Mercury sẽ kinh doanh trong năm nay. Phần mềm hoạt động trên máy tính x86, 64 bit và tương thích phiên bản Linux Fedora của Red Hat.
Cell Broadband Engine, tên ban đầu của chip Cell, do IBM, Sony và Toshiba phát triển. Nó được thiết kế rất "khác thường" với thiết kế đa lõi, hỗ trợ tối đa cho xử lý hình ảnh 3D hay phân tích tín hiệu radar.
T.N. (theo CNet)
▪ Nokia sẽ hỗ trợ Việt Nam về CNTT (24/02/2006)
▪ Doanh nghiệp viễn thông muốn đầu tư ra nước ngoài (24/02/2006)
▪ Hay về ý tưởng, "lơ ngơ" về thủ tục pháp lý (23/02/2006)
▪ Tin vắn ngày 23/2 (23/02/2006)
▪ Sony giới thiệu máy quay nhỏ nhất có độ nét cao (22/02/2006)
▪ IBM tìm ra phương pháp chế tạo chip mới (22/02/2006)
▪ TV sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng laser (21/02/2006)
▪ Cookie động - giải pháp chống phishing mới (21/02/2006)
▪ Phát hiện virus đầu tiên tấn công vào Mac OS X (18/02/2006)
▪ Thêm một sâu máy tính nữa tấn công vào Mac OS X (18/02/2006)