Botswana: Điều trị HIV/AIDS tốt nhưng virus vẫn lây lan
Các Website khác - 30/06/2006

Ba năm trước bà Mmameja Gafiwe đã lãng phí rất nhiều tiền của cho thời gian chống virus HIV ở vùng thị trấn khai thác mỏ ở sa mạc Kalahari của Botswana. Trong lúc chờ đợi thuốc kháng virus, người phụ nữ 39 tuổi này cho biết: "Điều đó thật tồi tệ. Tôi không thể đi được. Tôi nghĩ tôi sẽ chết".

Nhưng những ngày này sức khoẻ của bà Gafiwe đã tốt hơn. Khó khăn lớn nhất của bà bây giờ là không có việc làm và thiếu tiền mua thức ăn để đảm bảo một sức khoẻ tốt.

Hiện tại, Botswana vốn được tán thưởng rộng rãi chương trình cấp thuốc kháng virus cho 85% số đối tượng có nhu cầu, trong khi đó ở châu Phi, trung bình chỉ có 1/6 tổng số người bệnh được điều trị kéo dài sự sống.

Tuy nhiên, những thành công đạt được trong chương trình thuốc ARV lại đối lập sâu sắc với thành tựu đạt được trong quá trình phòng chống lây nhiễm mới ở quốc gia miền nam châu Phi này, đất nước này vẫn tỏ ra khá chậm chạp trong việc triển khai chiến dịch phòng chống bệnh dịch.

Botswana là một trong những nước có tỉ lệ lây nhiễm bệnh dịch trong người trưởng thành cao nhất thế giới, ước tính vào khoảng 24.1%, trong khi đó theo LHQ tỉ lệ chung tiểu vùng Sahara châu Phi là 6.1%.

Quốc gia châu Phi này đang phác thảo một chiến dịch vận động công chúng thay đổi các thói quen tình dục của họ, người ta lo lắng đất nước này sẽ quá tải về lượng bệnh nhân cần điều trị.

Ông TseTsele Fantan, giám đốc điều hành chương trình hợp tác toàn diện phòng chống HIV/AIDS châu Phi ở Gaborone, thủ đô của Botswana cho biết: "Chúng ta thấy việc bắt đầu triển khai điều trị là rất quan trọng vì có quá nhiều người bị ốm, nhiều người đáng lẽ chết rồi thì nay vẫn còn được sống.

Bây giờ thách thức chính là làm sao khiến người dân hiểu rằng điều trị không phải là thuốc chữa bệnh, chúng ta sẽ không thể duy trì được lâu nếu mọi người đều ốm đau. Đó là lý do khiến ta cần nhân rộng mô hình phòng ngừa bệnh dịch.

Thay đổi thật khó

Trong tháng ba, các giới chức thuộc chính phủ, các tổ chức ngành nghề và hỗ trợ chấp thuận đẩy mạnh công tác phòng bệnh, nhất là ở những vùng nông thôn.

Tuy nhiên, ông Fantan cũng cho biết, họ không hề ảo tưởng rằng nhờ chương trình điều trị thuốc ARV mà tỉ lệ lây nhiễm HIV sẽ giảm.

Bà nói: "Chúng ta có thể xây dựng trạm xá ngay hôm nay ở mọi vùng sâu xa của Botswana và bắt đầu điều trị vào thứ hai… đó là việc ngay lập tức, là yêu cầu vừa phải".

Nhưng công tác phòng bệnh phải có những thay đổi về hành vi. Để làm được điều đó phải mất một thời gian dài. Có khi phải mất cả một thế hệ để làm được điều này, nhất là những vấn đề riêng tư cá nhân như thay đổi hành vi tình dục.

Các chương trình phòng chống đại dịch AIDS quốc gia đang tìm cách giảm bớt số bạn tình của các thanh niên trẻ. Theo một điều tra gần đây trong suốt 12 tháng qua, trung bình mỗi thanh niên có 2,9 bạn tình.

Nhìn chung mặc dù mức sử dụng bao cao su đã được cải thiện, nhưng các nhà chiến dịch vẫn muốn thay đổi xu hướng không dùng vốn đông đảo hơn - 43% trong cuộc điều tra nói trên - mà trong số các bạn tình đó, có ít nhất một người nghiện rượu.

Tỉ lệ lây nhiễm của Botswana thậm chí còn cao hơnmức 18.8% ở nước láng giềng Nam Phi, quốc gia là có số trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới với khoảng 5.5 triệu người.

Tuy nhiên, theo ông Fantan thì chiến dịch toàn quốc cũng cho thấy một chút hy vọng. Các số liệu mới nhất cho thấy, tỉ lệ lây nhiễm HIV trong số thanh thiếu niên độ tuổi từ 15-19 đã giảm từ 22.8% xuống còn 17.8%.

Chỉ trong vài năm qua, Botswana đã triển khai một chương trình phòng chống đại dịch trên diện rộng. Thành phần kinh tế thương nghiệp đã chứng tỏ sự can thiệp như thế đã có hiệu quả nhất định.

Năm 1989, nhà sản xuất kim cương Debswana, một doanh nghiệp lớn thứ hai trong nước đã triển khai đợt vận động phòng chống dịch bệnh năm 1989.

Tại mỏ khai thác, cách Gaborone về phía Tây khoảng 200 km (tương đương với 120 dặm), tỉ lệ lây nhiễm HIV đã giảm từ 31% năm 1999 xuống còn 17% năm 2003.

Debswana là đối tác góp 50% cổ phần với đại gia sản xuất đá quý De Beers và chính phủ.

Xem giờ bằng mặt trời

Trong khi việc thay đổi hành vi của người dân vẫn đang còn là một thách thức khó giải quyết, không có gì ngi ngờ việc Botswana đang làm tốt công tác điều trị. Ở thị trấn khai thác mỏ lân cận, một bệnh xá cho thấy tại sao các quốc gia khác của châu Phi đã rất quan tâm tới mô hình chương trình điều trị thuốc ARV rất thành công của Botswana.

Có được thành tựu này một phần là nhờ công tác tư vấn chuyên sâu và theo dõi bệnh nhân để đảm bảo người bệnh tuân thủ chế độ điều trị thuốc nghiêm ngặt.

Bà Gafiwe đã tới bệnh xá chăm sóc bệnh truyền nhiễm đặc biệt ngay sau khi trạm xá này  khai trương ba năm trước đây ở Bệnh viện khu mỏ Jawneng do hãng Debswana tài trợ nhưng mở cửa với mọi đối tượng người bệnh.

Trong thời gian tư vấn với cá nhân và tập thể, bà được hỏi cặn kẽ về những vấn đề trong cuộc sống của bà có thể ảnh hưởng tới việc uống thuốc trong những thời điểm chủ chốt.

Y tá Meltha Bayani nói: "Chúng ta có những khách hàng không có đồng hồ. Vì thế chúng tôi đã kiểm tra các gia đình xem họ có radio không để họ có thể nghe được thông báo giờ giấc. Nếu không có mọi thứ, chúng tôi sẽ bảo họ xem giờ nhờ mặt trời để biết lúc nào phải uống thuốc".

Việc gắn bó chặt chẽ của bệnh xá với người bệnh chưa chấm dứt ngay cả khi bệnh nhân đã biết cách dùng thuốc. Nếu họ có sai sót gì, lập tức một hệ thống theo dõi sẽ gửi tới họ lời cảnh báo.

Bà Bayani nói: "Trong tháng này, 99% số người đã tới theo lịch hẹn trước và 96% đã tham gia điều trị tốt. Chúng tôi đang tiếp tục làm với 4% khác".

Đã có một phụ nữ ngừng dùng thuốc sau khi cô mơ thấy có người bảo mình nên dừng uống thuốc.

Bà Bayani nói: "Người phụ nữ ấy đang được một nhân viên làm công tác xã hội tư vấn, chúng tôi cũng thảo luận về vấn đề đó với nhà thờ của cô ấy".

Hầu như không có bệnh nhân nào có đủ tiền thanh toán chi phí điều trị thuốc ARV, kể cả bà Gafiwe. Bản thân bà Gafiwe cũng rất xấu hổ với gia đình khi họ phát hiện ra bà mắc bệnh thế kỷ.

Đặng Dương theo http://news.yahoo.com