Nhưng rõ ràng là đại dịch vẫn chưa xảy ra - ít nhất là lúc này. Nhưng cũng không ai dám bảo đó là một câu chuyện thành công.
Một số quan chức tỏ ý lo ngại vùng quần đảo ngồn ngang này có thể chỉ gặp may với một số vài nhân tố giúp kìm giữ ở mức thấp số trường hợp nhiễm HIV/AIDS. Trong khi đó, có những người lại sợ rằng con số bệnh nhân trong thực tiễn cao hơn rất nhiều so với số liệu trong các điều tra và ước tính đưa ra.
Theo quản lý nhà nước về số ca nhiễm AIDS thì đã có danh sách 2,499 ca nhiễm HIV/AIDS trong khoảng thời gian từ tháng giêng năm 1984 đến tháng 4 năm 2006. Bộ y tế ước tính, năm nay tổng số người nhiễm HIV/AIDS vào khoảng 11,168 trường hợp, con số này vẫn còn nhỏ so với tổng dân số 85 triệu dân của Phillippines.
Một nghiên cứu hợp tác giữa Tổ chức y tế thế giới và Bộ y tế năm 2000 cho biết, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS thấp như vậy có thể do rất nhiều gái mại dâm chỉ có một vài khách hàng thường xuyên qua lại và đa số nam giới trong nước chỉ có duy nhất một bạn tình.
Nghiên cứu cũng cho biết, chỉ một vài nam giới có quan hệ tình dục qua hậu môn và số ca lây nhiễm do tiêm chích ma tuý là rất nhỏ. Thêm vào đó, hầu hết nam giới Phillippines đều cắt bao quy đầu - thủ thuật y tế mà rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV.
Phillippines lại là một quần đảo bao gồm hơn 7,000 đảo lớn nhỏ nằm rải rác, gây khó khăn cho quá trình lây nhiễm của bất cứ loại bệnh dịch nào.
Ước đoán mới nhất của Bộ y tế theo bác sĩ James Piad, chuyên gia y tế của Hội đồng chống AIDS quốc gia Phillippine, có thể vẫn là một con số bảo thủ. Hội đồng nơi ông James làm việc đã từng phác thảo rất nhiều chiến lược phòng chống bệnh AIDS trong nước và cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn ngày một bùng phát mạnh hơn.
Ông James nói: "Ngay bây giờ, những gì chúng ta chứng kiến là mức tăng lây nhiễm trong các nhóm đối tượng có nguy cơ cao ở Phillippines - nhóm gái hoạt động mại dâm, khách hàng của họ, những người tiêm chích ma tuý và những nam giới có quan hệ tình dục đồng tính". Ông này cũng lưu ý giao hợp tình dục chiếm tới 86% trong tổng số nguyên nhân lây nhiễm.
Gần đây một báo cáo của UNAIDS có đoạn: "đại dịch rất hạn chế" ở Phillippines có thể sẽ chuyển thành tồi tệ hơn do tỉ lệ dùng bao cao su rất thấp, mức lây nhiễm qua quan hệ tình dục cao và tăng số đối tượng nghiện hút tiêm chích ma tuý có dùng chung bơm kim tiêm.
Bà Mara Quesada, chủ nhiệm chương trình của tổ chức phi chính phủ Action for Health Initiatives cho biết: "nếu số ca nhiễm HIV/AIDS thật sự thấp, điều đó thật tốt, song sẽ rất đáng sợ nếu đó chỉ là những gì chúng ta thấy mặc dù ta có tất cả những điều kiện để làm phát sinh đại dịch. Chúng tôi chỉ muốn rằng chúng ta không coi việc lấy những con số để làm giấy phép cho sự xả hơi".
Năm ngoái một điều tra cho thấy, trung bình chỉ có 57% số gái mại dâm ở 10 thành phố lớn của Philippine thường xuyên sử dụng bao cao su.
Cũng theo nghiên cứu đó thì có khoảng 12% số nam giới trong độ tuổi có hoạt động tình dục từ 15 đến 24 lần đầu sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Cũng tồn tại một tình trạng chung của sự thiếu hiểu biết về đại dịch HIV/AIDS, 60% trong số thanh niên tham gia điều tra năm 2002 cho biết họ không thể bị căn bệnh xâm hại.
Bác sĩ Eric Tayag, giám đốc của Trung tâm miễn dịch học quốc gia cho biết, ông hiểu rằng các cơ quan và tổ chức phòng chống đại dịch có thể đang theo dõi những đỉnh điểm có nguy cơ làm bùng phát đại dịch.
Đặng Dương theo http://www.mb.com.ph
▪ Cezch: Giảm lượng bán ra bao cao su (29/06/2006)
▪ Zambia cần thi hành các chính sách giải quyết vấn đề trẻ mồ côi vì AIDS (26/06/2006)
▪ Quảng cáo cảnh báo tác hại của thuốc meth với người đồng tính (19/06/2006)
▪ Đại dịch AIDS biến đổi văn hóa Mỹ (19/06/2006)
▪ Một số quan chức Nam Phi tin rằng bệnh AIDS có thể chữa trị được (15/06/2006)
▪ “Tử thần trắng” trên đất chè (14/06/2006)
▪ Thái Lan: Lo ngại tình trạng quan hệ tình dục không an toàn của thanh thiếu niên (14/06/2006)
▪ Japan: Chưa tỉnh ngộ trước những nguy cơ của đại dịch AIDS (14/06/2006)
▪ 5% dân số thế giới sử dụng ma túy (14/06/2006)
▪ Các nước nghèo nhất đối mặt với thảm hoạ y tế (12/06/2006)