Nam Phi hiện đã là nước có tỉ lệ lây nhiễm HIV cao thứ năm trên thế giới với 21,5% dân cư mang bệnh.
Báo cáo về tình trạng đại dịch Aids toàn cầu của LHQ cho biết, năm 2003 ở châu Phi khoảng 270 000 – 520 000 trường hợp tử vong có liên quan đến Aids.
Theo dữ liệu thống kê, ước tính đến cuối năm 2004, toàn châu Phi có 6,29 triệu người nhiễm HIV, trong đó có 3,3 triệu phụ nữ và 104 863 trẻ em.
Tình trạng trên được đưa ra thảo luận trong chương trình chính sách cho bệnh nhân HIV/Aids tại Đại hội phẫu thuật thế giới lần thứ 41 tổ chức ở Trung tâm hội nghị quốc tế (Durban – thành phố miền đông Nam Phi, thuộc tỉnh Kwazulu-Natal). Phát biểu tại đại hội, ông Zackie Achmat, chủ tịch chương trình hành động điều trị (Treatment Action Campaign - TAC) cho rằng, Nam Phi hiện rất cần phải giải quyết ba khó khăn chính: công tác phòng chống đại dịch, vấn nạn ốm đau của người dân và sự lãnh đạo của giới cầm quyền.
Đề cập tới vấn đề cầm quyền, ông Zackie nghiêm khắc cho rằng, tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki cần phải dành nhiều thời gian hơn nữa giải quyết tình trạng nghèo đói và đại dịch HIV/Aids trong nước thay vì việc cứ mải đi rêu rao về những gì là hòa bình và xóa bỏ đói nghèo ở các nước khác.
Ông nói: “Rất nhiều người trong số đại biểu tham dự hội nghị tại đây hiểu rằng, có thể chúng ta đã không thể kiểm soát được dịch bệnh HIV/Aids trong nước nữa rồi. Điều này quả là khó nghe nhưng tôi vẫn phải nói ra”.
Tăng số trường hợp tử vong cũng đồng nghĩa với tăng thêm gánh nặng khó khăn cho các gia đình và bệnh viện. Mất mát một con người khiến các gia đình thiệt thòi nhiều thứ, trong đó có sự sụt giảm về thu nhập của từng hộ”.
Ông Zackie cũng cho rằng, cần phải nỗ lực tìm kiếm thêm các phương pháp phòng chống vì đại dịch giờ không chỉ tác động lên dân nghèo và những điều thứ yếu nữa.
Ông nói: “Sự gia tăng tỉ lệ tử vong rất nghiêm trọng và đáng tiếc là tổng thống đương chức của chúng ta hiện vẫn chưa giải quyết thích đáng đại dịch này ở tầm quan trọng đáng có mà vấn đề đòi hỏi.
Đáng lẽ ông Mbeki nên noi gương cựu tổng thống Nelson Mandela và ông Mangosuthu Buthelezi (chủ tịch IFP) trong việc chỉ rõ các hộ gia đình trong nước đã chịu ảnh hưởng của đại dịch Aids ra sao.
Nhưng thay vì thế, ông Mbeki lại công bố rộng rãi trước công chúng rằng virus HIV sẽ không gây Aids và rằng, thuốc kháng virus ARV không có tác dụng điều trị gì cả.
Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chất vấn tại sao số người chết cứ ngày một tăng mà các ngành khoa học cũng như nhà nghiên cứu của ta đành bó tay, yên lặng”.
Cuối cùng, ông Achmat kết luận, rất nhiều tiềm năng của châu Phi sẽ biến mất nếu không giải quyết được vấn đề đại dịch và khả năng lãnh đạo của giới cầm quyền, cụ thể ở đây là vấn đề của ông Mbeki.
Ông nói: “Chúng ta cần phải loại bỏ ngay thái độ từ chối điều trị cho người nhiễm HIV/Aids, thiết lập lại các chương trình phòng chống dịch bệnh. Tôi kêu gọi các bác sĩ da trắng và da đen đều phải cực lực phản đối việc phân biệt đối xử đang diễn ra tại các bệnh viện ở Nam Phi”.
Đỗ Dương theo http://www.topix.net
▪ DS/HIV: “Bệnh nhân Zero” của New York đã được định rõ (27/08/2005)
▪ Malaysia: Có thể sẽ có tới 81,000 nạn nhân nhiễm HIV (26/08/2005)
▪ Virus lạ tấn công bệnh nhân HIV (26/08/2005)
▪ Philippines: AIDS giờ đây “ẩn mình và phát triển mạnh” (25/08/2005)
▪ Phụ nữ Ấn Độ và gánh nặng đại dịch AIDS (24/08/2005)
▪ Quỹ toàn cầu ngừng tài trợ 98 triệu đô la chống AIDS cho Miến Điện (23/08/2005)
▪ Bị kết án vì lây HIV (22/08/2005)
▪ Libya đòi Bulgaria bồi thường vì gieo rắc virus HIV/AIDS (22/08/2005)
▪ Gái Tây Tạng trước ngã ba đường (20/08/2005)
▪ Liệu virus SFV 'lành' có trở nên độc như HIV? (19/08/2005)