Hơn 3 năm, số người nhiễm HIV tăng gần gấp đôi
Các Website khác - 24/10/2005

Những số liệu thống kê chính thức mới nhất về HIV/Aids ở Nam Phi cho thấy, tỉ lệ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ ở tỉnh này là 15,4%.

Mặc dù theo các nhà nghiên cứu đánh giá thì mức tăng so với 13,1% năm 2003 không phải là mức tăng theo số liệu thống kê nhưng trong thực tiễn tỉ lệ lây nhiễm ở Western Cape vẫn ở mức rất thấp là 8.6%.

Tất nhiên bức tranh chung không phải lúc nào cũng lạc quan như thế. Các phát hiện từ cuộc điều tra gần đây cho biết, 29.5% số người nhiễm bệnh là phụ nữ mang thai.

Một tín hiệu vui là tỉ lệ bệnh giang mai năm 2003 giảm từ 5,5% xuống còn 1,6%. Ai cũng biết giang mai lây lan do quan hệ tình dục không an toàn do đó số trường hợp lây nhiễm cho thấy người dân có thực sự sinh hoạt tình dục an toàn không. Năm ngoái tỉ lệ lây nhiễm thậm chí còn thấp hơn 2% của năm 2002.

Xem xét trên bình diện chung 9 tỉnh về tỉ lệ lây nhiễm HIV có thể thấy, tỉ lệ này chỉ giảm nhẹ ở các vùng North West, Mpumalanga và Free State.

Vùng KwaZulu-Natal đứng đầu danh sách với 40.7% tỉ lệ lây nhiễm HIV trong giới thai phụ, tiếp đó là Gauteng (33.1%) và Mpumalanga (30.8%). Thấp nhất là vùng Western Cape với 15.4%.

Gây sốc nhất có lẽ là vấn đề gần 40% số phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 25 đến 29 đến khám ở các bệnh viện đã nhiễm HIV dương tính.

Mặc dù tỉ lệ lây nhiễm đã giảm nhẹ xuống thấp hơn 30% ở phụ nữ tầm tuổi từ 20 đến 30, nhưng nhóm đối tượng này vẫn chiếm 1/3 trong tổng số thai phụ cả nước.

Phụ nữ lớn tuổi và thanh thiếu niên có tỉ lệ lây nhiễm thấp hơn 20%.

Loạt điều tra theo hình thức nói trên đã được tiến hành lần đầu năm 1990 và đây là lần thứ 15. Những dữ liệu thu thập được cho lần gần đây nhất được lấy từ 16064 phụ nữ, bắt đầu từ tháng mười năm ngoái.

Từ việc điều tra mẫu, theo phép ngoại suy, các nhà nghiên cứu đưa ra những ước đoán cho toàn bộ dân số nói chung. Theo đó có khoảng 3.3 triệu phụ nữ và 2.8 triệu nam giới cùng hơn 100 000 trẻ em đã nhiễm virus HIV.

Trong nhóm phụ nữ nhiễm bệnh, hơn 700 000 người chịu tác động nghiêm trọng trong độ tuổi 20-24, hơn 800 000 người tuổi từ 25 – 29 và khoảng 630 000 người từ 30 đến 34.

Trong thời gian từ năm 2003 đến năm 2004, tỉ lệ nhiễm bệnh ở phụ nữ tuổi từ 25 đến 34 tăng cao hơn. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cho thấy tác động dồn lại ở những phụ nữ nhiễm bệnh trẻ hơn đã chuyển từ nhóm này (trẻ hơn) sang nhóm khác (già hơn)". Nhóm tuổi này cũng là thời kỳ người phụ nữ có nhiều khả năng sinh sản nhất và đại đa số phụ nữ bắt đầu có con.

Với nam giới, ba nhóm tuổi tương tự như nữ giới cũng là ba nhóm có tỉ lệ lây nhiễm cao nhất.

Tuy nhiên, bệnh giang mai có xu hướng giảm ở tất cả các tỉnh, thấp nhất là ở KwaZulu-Natal với 0,8%. Các nhà nghiên cứu phấn khởi cho rằng, những số liệu đáng mừng đó là biểu hiện của việc thực hiện tốt các chương trình phòng chống và điều trị các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Chương trình này đã được triển khai tại các bệnh xá và rõ ràng đã gây được tác động rất tích cực trong việc giảm tỉ lệ lây nhiễm bệnh giang mai.

Bộ trưởng bộ y tế Manto Tshabalala-Msimang nhấn mạnh: "Chúng ta vẫn luôn phải tiếp tục chú trọng công tác phòng chống và nâng cao ý thức hành vi về tình dục an toàn cho người dân. Không làm được thế, rất có thể ta sẽ phải đương đầu với sự bùng phát của đại dịch ở những tỉnh vốn có tỉ lệ lây nhiễm rất thấp".

Cũng trong phần mào đầu bản báo cáo của mình, ngài bộ trưởng này đã thiết tha kêu gọi toàn thể gia đình và cộng đồng xã hội hãy giúp đỡ nhiều hơn nữa cho những người đang phải điều trị bằng thuốc kháng virus.

Ông nói: "Không gì khác mà chính sự kỳ thì và thái độ phân biệt đối xử sẽ là những rào cản ngăn trở người dân đến với các trung tâm tư vấn, xét nghiệm tình nguyện cũng như điều trị sau đó.

Với những người đang điều trị, việc giấu diếm tình trạng bệnh tật sẽ gây khó khăn trong cách lựa chọn phương pháp điều trị, dễ dẫn đến kháng thuốc. Do đó việc hỗ trợ của chúng ta lúc này là hết sức quan trọng".

Qua các kết quả thu được từ cuộc điều tra, các nhà nghiên cứu kết luận, "HIV vẫn là vấn đề y tế rất đáng lo ngại và cần sự nỗ lực phối hợp của nhiều nguồn lực, từ chính phủ, doanh nghiệp đến các hiệp hội trong nhân dân".


Dương Kim Thoa theo http://www.capeargus.co.za