Một lần đến chốn đèn mờ
Các Website khác - 17/10/2008

 

 

"Vào đi anh", vừa nói cô bé kéo vội tôi vào chòi. Bên trong tôi thấy căn chòi rộng khoảng 6m đủ cho hai người ngồi, có một chiếc bàn nhỏ, một chiếc ghế, một ly cà phê em từ trên nhà mang xuống và mấy chiếc khăn ướt.

 

Sau bữa sinh nhật thằng bạn thân, bốn thằng chúng tôi đứa nào cũng lâng lâng vì men rượu. Tuấn hào hứng: "Hôm nay sinh nhật thằng Huy, tao sẽ chiêu đãi nó với chúng mày một chầu cà phê. Anh em chủ yếu vừa mừng cho nó cũng như giải trí một chút cho khuây khỏa".

Tôi nghĩ uống cà phê thì có gì mà đòi giải trí cho khuây khỏa, song khi nghe Tuấn bồi tiếp: " Ở chỗ đó các ông tha hồ mà khám phá các em trẻ đẹp mà toàn là sinh viên xịn thôi đấy..." thì trí tò mò của tôi nổi lên, tôi quyết định cùng anh em thử một chuyến xem thực hư thế nào.

8h30 tối, 4 đứa đi trên 2 xe máy từ thị trấn Sóc Sơn (Hà Nội) xuống phía Ga đường tàu (gần Phủ Lỗ - Hà Nội). Từ đằng xa Tuấn nói: "Kia rồi, rẽ sang trái đến đầu cột điện ấy thì dừng lại". Trước mắt tôi là một quán cà phê giải khát không có gì là nổi bật, mằn ngay trên mặt đường quốc lộ.

Thấy chúng tôi vào, bà chủ đon đả chạy ra mời chào niềm nở: " Các anh uống gì ạ" Tuấn tỏ vẻ sành điệu và quen thuộc: "Cho bốn cà phê nâu đá". Một lúc sau bà chủ bê ra bốn ly cà phê đá cho chúng tôi. Tuấn vẫy tay và kéo bà chủ ra một góc thì thầm to nhỏ gì đấy và nói vọng ra "đây là mấy thằng bạn thân đến chơi, bà chị xem chuẩn bị có hàng nào đẹp vào nhé..."

Chỉ sau tiếng vỗ tay, từ trong nhà bốn đến năm emchạy ra ngoài tiếp chúng tôi. Thoạt đầu nhìn tôi thấy lạ vì các em ăn mặc rất bình thường không có "mặt hoa da phấn" như tôi nghĩ. Sau đó chúng tôi mỗi đứa một em xinh đẹp với ly cà phê đi về phía sau nhà...
Theo quan sát thì đây là một địa thế rất rộng rãi và yên tĩnh, hai bên đường đi là những hàng cây vải thiều um tùm sải bóng mát. Sau những gốc vải là chiếc chòi với những ánh đèn mờ xanh đỏ ẩn nấp dưới tán lá cây trông rất lãng mạn và thơ mộng cho các đôi yêu nhau vào đây tâm sự. Tôi đếm trong vườn khoảng 8 - 9 chiếc chòi bằng tre nứa trông giống như chòi câu cá, mỗi chòi cách nhau khoảng 10m.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trời tối, tôi vừa căng mắt vừa nắm chặt tay cô bé để đi theo. "Anh thích ở xa hay ở gần" cô bé thủ thỉ "Tùy em mà anh là khách mới..." "Em sẽ đưa anh đến chỗ lãng mạn nhất...". Tôi và em lầm lũi dắt tay nhau đến tận cuối vườn, nơi đấy gần cài hồ mát, với những ánh điện màu hồng lấp lánh khiến cho con người càng thêm phần phấn khích. Các chòi bên cạnh đều vọng ra tiếng nói cười bả lả...
"Vào đi anh", vừa nói cô bé kéo vội tôi vào chòi. Bên trong tôi thấy căn chòi rộng khoảng 6m đủ cho hai người ngồi, có một chiếc bàn nhỏ, một chiếc ghế, một ly cà phê em từ trên nhà mang xuống và mấy chiếc khăn ướt. Nga kể, từ khi xuống đây học ở  một trường Trung cấp, gia đình nghèo chu cấp cho em ăn học cũng thất thường. Nên em phải vào đây làm thêm buổi tối để có tiền tự xoay xở chuyện ăn học, thuê nhà và tiền tiêu vặt...
Mải tâm sự bỗng Nga giục: "Ơ! Anh không làm gì à?" "Đây, anh ngồi xuống ghế này, nhanh không hết thời gian là không làm ăn được gì đâu". Nga vừa nói vừa ngồi lên đùi tôi. Thấy tôi còn chưa hiểu, Nga giải thích: "Thời gian một ca chỉ có 45 phút" "Bao nhiêu tiền" tôi hỏi " 50 nghìn một ca cộng với 15 nghìn tiền cà phê, còn tiền mùng tuổi em thì tùy anh cho..." "Ở bao nhiêu ca cũng được chứ?" Tôi hỏi. "Chỉ sợ anh không có tiền thôi, bà chủ mong các anh ở càng lâu càng tốt".
"Thế ở đây có đến Z không em?" - Tôi dò hỏi. "Không được anh ạ, ở đây không có công đoạn z vậy nên em và mấy đứa bạn cùng lớp mới vào đây làm" Nga phân trần. Thấy tôi chỉ nhâm nhi cà phê và thủ thỉ tâm sự, Nga khen tôi hiền, vì hầu như khách đến đây họ đều tận dụng hết thời gian vui vẻ vơi các cô em chứ không lặn lội đến đây chỉ để uống cà phê cho mất thời gian, phí tiền. "Mỗi ca tâm sự cùng khách em được bao nhiêu tiền?" "Bà chủ cho tụi em 5000đ/ một ca/45 phút còn lại tùy theo khách thôi.
Nếu khách thoải mái thì cho từ 30.000 đến 50.000, có người "kẹt" họ không cho đồng nào mà từ từ bỏ đi. Anh biết đấy vì miếng cơm manh áo chúng em mới vào đây, nhiều lúc cũng ngại lắm sợ cô giáo cũng như bạn bè... biết thì chỉ có nước chui xuống đất, có khi vì xấu hổ mà bỏ học thôi". "Thế một ngày chắc em làm được nhiều ca lắm nhỉ?". "Không, ngày bọn em phải đi học, tối mới đến đây.
Bây giờ vắng lắm rồi, mỗi tối chỉ được 1 đến 2 ca thôi, vì khách đến đây chỉ thích đi luôn tới z chứ không thích à ơi mất thời gian mà họ không khoái. Bà chủ bảo bọn em khi khách cần chỉ làm cho họ "tự sướng" là xong, mà bọn em có mất gì đâu". Uống hết ly cà phê nâu vươn vai đứng dậy và không quên "mừng tuổi" cho Nga 50.000đ. Hết ca, tôi bắt tay em và hẹn gặp lại. Nga dắt tôi ra khỏi chòi miệng không ngớt lời cảm ơn hẹn khi nào anh rỗi hoặc buồn thì xuống đây tâm sự với em.
Bên ngoài tôi chỉ thấy Tuấn, Huy, Tùng bình phẩm về cuộc vui vừa dứt với những lời lẽ hết sức bạo dạn và tinh thần đầy hứng khởi...
Riêng tôi, trên đường về, tôi cứ lẩn thẩn nghĩ ngợi về thân phận những cô nàng phải dấn thân vào chốn bẩn thỉu ấy chỉ vì mưu sinh, vì những đồng tiền bố thí mà những ông khách "ham vui" ban trả. Ở cái chốn mờ ảo ấy, liệu các cô có thể giữ được mình suốt 24 giờ trong ngày. Ở chốn ấy, các cô có thể vượt qua được những cám dỗ của đồng tiền và những lời ngon ngọt, thậm chí đe dọa của chính bà chủ, của khách làng chơi.
Và cũng chính ở chốn thâm u bí hiểm ấy, ranh giới giữa sự trinh bạch và sa đọa quá mỏng manh, đến những người có bản lĩnh đấy mình cũng khó giữ trọn hồn trắng tình trong huống chi các cô là những kẻ đang phải đối mặt với chuyện cơm áo gạo tiền đè nặng. Chưa kể những cô gái phải vẫy vùng vượt lên hoàn cảnh bi đát của cuộc đời.
Còn những gã đàn ông kia, họ chỉ cần có tiền, 1 trăm nghìn không hơn là có được 1 canh vui trên thân xác phụ nữ. Cái giá của cuộc vui ấy bao nhiêu cũng rẻ mạt, thậm chí thấp hèn. Nhưng phía sau những bức nàm mờ ảo luôn ẩn chứa những điều bí ẩn chứa nhiều điều bất ngờ. Và ai đó có thể đoán trước được rằng, chính họ là thủ phạm là nạn nhân của những bi kịch gia đình, của những căn bệnh xã hội mà người đời luôn xa lánh rẻ khinh?

Theo Gia Đình