Đảo Bam (Iran) đối mặt với heroin và AIDS sau động đất
Các Website khác - 16/05/2006

Người người sống sót sau trận động đất trước tình trạng tái thiết còn nhiều luộm thuộm, rối ren đã tìm vui trong thuốc phiện và gái mại dâm. Đây là một thực trạng rất đáng lo ngại ở đảo Bam, Iran.

Đã từng là vùng đất nổi danh với cây chà là và di sản Ba Tư cổ đại, nhưng giờ đây, giữa phong cảnh hoang tàn, đổ nát với đầy gạch vụn và những ngôi nhà đổ sụp, đảo Bam giờ đây đang trở thành “miền đất hứa” cho nạn nghiện hút và đại dịch AIDS có nguy cơ bùng phát thành đại dịch.

Trận động đất khủng khiếp xảy ra tại thành phố đúng vào Ngày lễ tặng quà năm 2003 đã cướp đi khoảng 40,000 sinh mạng và khiến hàng ngàn người rơi vào cảnh vô gia cư, kêu gọi một nỗ lực cứu trợ quốc tế khổng lồ. Hơn hai năm sau đó, công tác cứu trợ cũng giảm dần và cuộc tái thiết diễn ra khá chậm chạp, cùng với nó là tình trạng nghiện hút gia tăng một cách đáng báo động.

Tuyệt vọng, chán nản vì mất đi những người thân, rất nhiều cư dân sống sót sau trận động đất đã tìm quên với “nàng tiên nâu”, một loại thuốc vốn có sắn rất nhiều và dễ kiếm trong thành phố vốn nằm trên lộ trình giao lưu từ Afghanistan và Pakistan.

Đã có hơn một nửa số nam giới và 15% nữ giới trưởng thành đã lao vào con đường nghiện ngập. Không những thế, nạn nghiện hút còn bùng phát trong cả những thiếu niên tầm 11 tuổi.

Xu hướng tiêu cực nói trên còn tồi tệ thêm với sự “góp phần” của dòng thác nhân công xây dựng, rất nhiều người trong nhóm đối tượng này vốn là các con nghiện lâu năm của hêrôin và các loại thuốc phiện tiêm chích khác.

Thói quen và lối sinh hoạt của những người này đã ảnh hưởng tới những cư dân địa phương, làm cho tình hình xã hội ngày càng phức tạp, giới nghiện hút có tiêm chích ngày càng nhiều.

Một quan chức của Unicef đã bình luận: “Nạn nghiện hút đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tái thiết khu vực. Thuốc phiện đã cướp đi một lượng lớn nhân lực trong xã hội”.

Mặc dù nhà nước đã dành khá nhiều tiền tài trợ cho việc xây dựng lại nhà cửa nhưng đa số người dân vẫn cư trú tại các khu nhà chật hẹp trong các trại mở rộng, chỗ ở mà các nhân viên cứu trợ bỏ lại, đồng thời họ lấy đó làm nơi chích hút, mua dâm và nhiều hành động phạm pháp khác.

Khu thành quách nổ tiếng 1,800 tuổi, biểu tượng của đế chế Ba Tư suốt trong triều đại Sassanid tiền Hồi giáo giờ đây còn nhỏ hơn một đống gạch vụ nhỏ đáng buồn mặc dù kế hoạch tái thiết lại vẫn còn đang diễn ra.

Giới quan chức y tế tỏ ra rất lo ngại trước nguy cơ đại dịch HIV/AIDS bùng phát báo động từ thực trạng mại dâm mới nảy sinh.

Đại dịch ngày càng phát triển hơn do lực lượng nhân công từ bên ngoài du nhập vào phải sống xa gia đình và những cảnh ngộ khó khăn về kinh tế của rất nhiều góa phụ tại đây. Tính tới nay, vùng này đã phát hiện 20 ca nhiễm AIDS.

Ông Ali Reza Tajlili, đại diện của Hội kế hoạch hoá gia đình do nhà nước quản lý tại Bam cho biết: “Chúng tôi đang cố găng chấm dứt đại dịch ở đây.

Có rất nhiều khả năng Bam sẽ tăng thêm số ca nhiễm HIV/AIDS. Nhu cầu “giải trí” ngoài hôn nhân trong khu vực này là rất cao, nguy hiểm hơn, tình trạng này còn xảy ra với những người có hiểu biết rất ít về đại dịch AIDS”.

Có thể thấy rất rõ tình trạng này ở vùng Black House, “điểm đen” tập trung các con nghiện mỗi đêm, tại đây họ sẽ hút hoặc chích heroin với giá 12p mỗi lần.

Muhammad Ali Barzegar, năm nay 29 tuổi, công nhân xây dựng người Tehran, là một con nghiện suốt 5 năm nay, gần đây, Muhammad lại mới dính vào chất tamjizak, một loại thuốc có nồng độ kích thích mạnh hơn.

Khi được hỏi về những nguy cơ của đại dịch AIDS, Muhammad nói: “Những người dùng bơm kim tiêm chẳng bao giờ quan tâm đến việc kim tiêm của họ là dùng chung cũng như có bẩn hay không. Họ chỉ thấy bơm kim tiêm và muốn được chích liều cao.

Đời tôi cũng đã bị huỷ hoại. Đã rất nhiều lần khi có tiền để mua thức ăn cho gia đình nhưng tôi đã không mua mà lại dùng tiền đó để mua thuốc. Bất cứ ai khi đã rơi vào giai đoạn này rồi thì chỉ có một ước mong được chết”.

Ngay cả khi đại dịch AIDS được ngăn chặn thì nó cũng chỉ làm nhẹ đi chút gì đó trong tác động nghiêm trọng của đại dịch mà thôi, nhất là với con trẻ. Rất nhiều em có cha mẹ nghiện ngập đã bị suy dinh dưỡng.

Thậm chí các loại đồ chơi mà những tổ chức cứu trợ mang tới cho các em cũng bị người lớn đem bán để lấy tiền cắt cơn nghiện.

Các nhân viên hoạt động xã hội còn cho biết đã có những người đem bán con, nhiều trẻ em không được tới trường.

Ông Amir Muhammad Payam, một chuyên gia đã viết bản báo cáo về thảm hoạ ở Bam do Unicef tài trợ cho biết: “ Sau động đất, thuốc phiện đã trở thành cứu tinh cho tâm hồn của những người sống sót. Ở Bam có một câu nói như thế này: “Chúa dành bánh mỳ nghiện ngập mỗi ngày”.

Nhưng quả thực, chính thuốc phiện đã là liều thuốc cứu rỗi tâm hồn cho Tahereh Tabar, năm nay 32 tuổi. Chị đã mất hai con và bản thân bị tổn thương não trong trận động đất.

Chị tâm sự: “Tôi vẫn bị chấn thương từ ngày ấy và thuốc phiện làm tôi dễ chịu hơn. Thế nhưng giờ đây, thuốc phiện lại đang tiếp tục huỷ hoại cuộc sống của chúng tôi”.

Chị nói như thế khi đang ngồi với người con trai còn lại của mình trong khu cabin nhỏ bé bằng kim loại – cái mà chị gọi là nhà. Con trai chị, anh Javad năm nay 20 tuổi và cũng là một con nghiện.

Dương Kim Thoa theo http://society.guardian.co.uk