![]() | |||
Phải chăng là số phận? Chỉ biết rằng sau những “cuộc vui” ấy, kiếm ra những đồng tiền ấy, giờ đây họ lại mơ tìm được một lối thoát cho tương lai. Sang Hà Khẩu gặp… Hà Đông Theo một đoàn khách du lịch, chúng tôi đến Hà Khẩu - một trong những thị trấn của Trung Quốc tiếp giáp với tỉnh Lào Cai của Việt Nam, nơi đây có mức độ “Việt hóa” rất cao. Một người sành sỏi giới thiệu với cánh đàn ông: “Chúng ta đi chợ Việt Nam ở Hà Khẩu nhé. Vô trong chợ, bác nào có “nhu cầu” thì xin mời lên lầu. Còn nếu không, thì tìm mua các thứ… trợ giúp đặc biệt, có thể giúp một binh nhì đặc cách lên lon đại úy”. Chợ Việt Nam ở Hà Khẩu là một khu thương mại nhỏ với hầu hết các cửa hàng của người Việt buôn bán. Tầng trệt của chợ bán các mặt hàng quen thuộc như trái cây, bánh kẹo, giày dép, vải, hàng mỹ nghệ… Tầng hai và tầng ba là các dịch vụ ăn uống, massage, cắt tóc, làm móng tay. Trong lúc đưa chúng tôi lên tầng hai, người bạn ấy dặn dò: “Các anh cẩn thận, có nhiều du khách bên mình sang, bị mấy tay đểu xứ này làm tiền trắng trợn. Họ chỉ chờ phe ta “lên tàu” bèn xông vào nhận xằng là công an kiểm tra vi phạm thuần phong mỹ tục. Muốn không bị rắc rối thì nộp cho chúng vài trăm nhân dân tệ”. Dọc theo hành lang, có 7-8 cái phòng đều thấp thoáng bóng hồng. Bỗng nghe tiếng phụ nữ: “Hàng tới”, tức thì từ trong các phòng, hơn chục cô gái bước ra nhìn về phía chúng tôi. Một cô nhoẻn miệng cười: “Chà, chắc hàng này… đồng hương quá”. Rồi cô tự nhiên nắm lấy tay tôi: “Mời đồng hương vào phòng em ăn… trái cây”. Căn phòng bên ngoài chỉ rộng chừng 12m2 nhưng có 4 cái ghế hớt tóc gội đầu. Một ông khách người Hoa đang lim dim nằm trên ghế gội đầu, nhưng buồn cười là đầu ông hói, “tóc gió thôi bay”. Phòng bên trong được ngăn bằng vách ván, cửa ra vào che tấm nhung xanh quyến rũ. Bên trong vọng ra tiếng rù rì, rồi tiếng cười bỡn cợt. Cô gái nắm tay tôi kéo vào phòng lúc nãy, lên tiếng: “Thấy bộ dạng của anh, em biết ngay là ở bên mình sang… rồi”. Qua trò chuyện, cô cho biết nhà ở Hà Đông, tên là Thúy. Trước khi sang đây, đã có 5 năm trôi dạt khắp Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM. Thúy cho biết, sang đây 3 năm rồi mà chỉ về thăm nhà được 1 lần vì bà chủ bắt làm việc liên tục, vả lại cũng không có tiền về nhiều. Lần về thăm nhà năm ngoái Thúy phải làm bộ rủng rỉnh tiền của, vì cô đã nói dối gia đình rằng sang Trung Quốc mở tiệm buôn bán. Ông khách đầu hói gội đầu đã xong, Thúy đắt tay đưa ông vào phòng trong, rồi bước ra nói với chúng tôi: Phòng ngoài mới chỉ là “sân ga”. Còn vô phòng trong để… “lên tàu”. Sang Singapore, đến phố bar Việt 5 năm trở lại đây, khi hãng hàng không Tiger Airways mở đường bay giá rẻ Việt Nam - Singapore, thì các “kiều nữ” ào ào đổ sang Singapore hành nghề theo dạng đi du lịch. Điểm tập kết của các cô ở Singapore là phố Joochiat. Phố này nhỏ và ngắn nhưng có hàng chục quán bar, hộp đêm, karaoke với bảng hiệu viết bằng 3 thứ tiếng Hoa - Anh - Việt. Buổi tối, người ta bày bàn ghế dài ra hai bên hè phố. Có đến vài trăm “kiều nữ” người Việt phục vụ ở đây. Họ ăn mặc mát mẻ, ưỡn ẹo ngồi uống bia, uống rượu với khách phía trong quán và cả ngoài vỉa hè. Cùng chung nhịp ăn chơi ở Joochiat còn có mấy cái khách sạn mở cửa 24/24, là “bãi đáp” của khách và các các em. Chúng tôi chọn ngồi ở quán tên Trang, nằm ở giữa phố. Chốc lát, có vài cô đến ngồi bàn bên cạnh. Thấy chúng tôi nhìn có vẻ soi xét, một cô đứng dậy, nói: “Có gì mà nhìn tụi em kỹ vậy? Các anh mới sang hả?”. - Đúng rồi. Các em qua ngồi chung cho vui nha. - Dạ! Những cuộc gặp gỡ giữa người Việt với người Việt ở nơi xứ người thường dễ thông cảm và dễ chia sẻ. Sau mấy vòng bia, các cô thổ lộ: Tiền bo ngồi bàn với khách không đủ trả tiền vé máy bay, tiền ăn, ở trọ. Vì vậy tụi em phải “đi” khách. Tụi em qua đây làm chui, khổ lắm: Lớp thì bị “má mì” ăn chặn, lớp thì bị khách ăn quịt tiền, có thằng còn đánh đập tụi em. Đã vậy, còn bị cảnh sát Singapore “hốt” hoài. Em ở đây thêm vài ngày nữa, kiếm cho đủ 500 đô Singapore trả nợ cho “má mì” là bay về liền. Từ Joochiat, chúng tôi di chuyển qua khu “đèn đỏ” Geylang. Buổi tối ở Geylang, gái điếm đầy ắp trong các căn nhà treo lồng đèn đỏ và đứng đầy vỉa hè các Lorong. Họ lả lơi chào mời khách bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hoa. Gái ở Geylang chủ yếu đến từ Trung Quốc lục địa, Thái Lan, Phillipines, Malaysia, Campuchia và Việt Nam. Giá cho 1 lần “đi khách” là từ 50 đến 90 đô la Singapore trong 30 phút, tùy theo loại “hàng”. Từ cuối năm 2007 đến nay, các “kiều nữ” Việt từ Joochiat kéo qua Geylang khá nhiều, chủ yếu tập trung ở Lorong 28 đến Lorong 42. Mỗi lần có cảnh sát đến là các cô chạy loạn xạ khắp phố. Có đến Joochiat và Geylang, mới thấy được nỗi khổ của các “kiều nữ” Việt Nam sang “hành nghề” chui ở đây. Thế nhưng, khi những cô này tủi nhục trở về, thì có những cô khác tưởng rằng dễ kiếm được nhiều tiền lại lao sang, để đến khi phải trả giá mới thấm thía ra. Chờ những giải pháp Hầu hết những “kiều nữ” đã có thâm niên ở thành thị vài năm khi được chúng tôi hỏi đều trả lời rằng chẳng ai thích bỏ quê lên thành để làm những việc như vậy, chỉ là do hoàn cảnh. Thế nhưng, nhiều người ngoài cuộc lại phê phán gay gắt: Không chỉ là do hoàn cảnh hay số phận đưa đẩy đâu, hầu hết là là do lười lao động thôi. Trong khi chờ các giải pháp và hành động hữu hiệu của các ngành chức năng, thì hiện tại, hàng trăm ngàn “kiều nữ” với nhiều điều đáng nói như trên vẫn đang long đong khắp chốn thị thành.
|
▪ Một bước sa chân, cả đời hối hận (11/11/2008)
▪ Nữ sinh đi bar… săn tình (08/11/2008)
▪ Dạt... bar (07/11/2008)
▪ Hậu quả khó lường từ màn “show hàng”… (04/11/2008)
▪ Những "vết trượt" ngoài... giảng đường (31/10/2008)
▪ “Làm nét” - Hệ lụy khó lường (30/10/2008)
▪ Mại dâm di động ở trung tâm Hà Nội (30/10/2008)
▪ Chồng sắp cưới nhiễm HIV (30/10/2008)
▪ Chuyện của những 'hoa rừng' trong động quỷ (28/10/2008)
▪ Trào lưu 'Sexy girl' (28/10/2008)