1 bệnh nhân HIV kiện vì bị phân biệt đối xử
Các Website khác - 14/09/2005

Một người đàn ông Tây Ban Nha dám chắc rằng, từ sau khi chẩn đoán nhiễm virus gây bệnh AIDS, điều tồi tệ nhất đối với anh là bị phân biệt.

Đầu tiên, Daniel S. Richardson thừa nhận là anh bị sa thải, và vợ anh cũng bị buộc phải tự thôi việc. Rồi một trung tâm phẫu thuật cũng từ chối phẫu thuật anh vì lý do anh có kết quả HIV dương tính vì virus thiếu chất miễn dịch, chính xác hơn là HIV.

  Hiện giờ  Richardson đang liên quan đến một vụ kiện trung tâm phẫu thuật sức khoẻ miền Nam Provo vì đã vi phạm luật bệnh tật Mỹ (ADA) khi huỷ cuộc phẫu thuật ngón chân bị loét của anh. Năm nay 42 tuổi, Richardson cho biết một bác sĩ của trung tâm nói rằng chính sách của trung tâm không tiếp nhận bệnh nhân HIV dương tính.

  Vụ kiện được đưa ra ngày 26 tháng 8 tại toà án quận, các nhà chức trách đang tìm kiếm những bằng chứng tổn thất về tiền bạc không cụ thể, đồng thời yêu cầu trung tâm xem lại cách đối xử và chính sách của mình với những bệnh nhân có kết quả HIV dương tính. Cùng là người bị kiện là một trung tâm do Gary H. Ashby làm chủ và Bác sĩ Michael D. Taylor.

   Stephen Owens, một luật sư tại trung tâm sức khỏe Provo, cho biết trung tâm đang xem xét lời phàn nàn của Richardson. Ông nói: “Chúng tôi rất quan tâm đến chuyện này, tuy nhiên hiện giờ chúng tôi vẫn chưa thể giải thích điều gì vì chúng tôi chỉ mới biết việc này thôi.”

    Marlin Criddle, luật sư thành phố Salt Lake của Richardson cho biết các bác sĩ nên đưa ra các điều luật hợp pháp nhưng cũng phải hợp tình hợp lý để đối xử với các bệnh nhân HIV.

Ông chỉ ra một trường hợp vào năm 1998, toà án tối cao của Mỹ đã đưa ra một vụ việc, và mặc dù ADA không ép buộc những người chăm sóc bệnh nhân phải chăm sóc tận tình vì họ sợ gây nguy hiểm cũng như tác động trực tiếp lên an toàn sức khoẻ của họ, toà cũng cấm phân biệt đối xử với các bệnh nhân.

Criddle nói những người làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nếu muốn bảo vệ an toàn cho mình thì đừng quên tuân thủ những nguyên tắc về an toàn sức khỏe, như sử dụng những vật dụng bảo vệ tiệt trùng, cẩn thận khi vứt các kim tiêm và các vật dụng sắc nhọn khác.
    Luật sư nói: “Nếu họ theo đúng những chỉ dẫn sẽ không có bất cứ vấn đề gì trong công tác chữa trị bệnh nhân HIV cũng như các bệnh lây lan khác.”

Còn Richardson thì cho biết trong vụ việc này, ông đã được sắp xếp cho một cuộc phẫu thuật không gấp lắm vào ngày 17 tháng 12 và bác sĩ của ông đã gửi cho ông hồ sơ bệnh án đến trung tâm sức khỏe Provo. Nhưng ông lại quả quyết là đúng ba ngày trước cuộc phẫu thuật, một nhân viên trung tâm đã gọi đến cho ông thông báo là mọi thủ tục đều đã bị hủy bỏ do tình trạng Hiv của ông.

Căn cứ theo vụ việc, khi bác sĩ của Richardson gọi điện thoại, Taylor cho biết sẽ không tiến hành thủ tục phẫu thuật, vì đó cũng là một chính sách của trung tâm sức khỏe provo không nhận bệnh nhân HIV.

Fraser Nelson, giám đốc điều hành trung tâm Luật bảo vệ bệnh nhân ở thành phố Salt Lake cho biết những bệnh nhân HIV đều được luật pháp bảo vệ để không bị phân biệt đối xử.

Bà nói thêm là mặc dù những tiến bộ vượt trội trong khoa học chăm sóc sức khỏe cũng đã cho phép các bệnh nhân có thể sống một cuộc sống bình thường, những nhận  thức về bệnh tật đã đặt các bệnh nhân vào tình cảnh bị phân biệt đối xử.

Nelson nói: Đã lâu lắm tôi không nghe những tình trạng này xảy ra. Trong những ngày đầu của đại dịch HIV, những trường hợp này xảy ra rất nhiều. Giả định của tôi là chúng ta phải vượt qua được nỗi sợ phi lý này.”

   Richardson được chẩn đoán mắc bệnh HIV vào năm 1999. Trong một vụ tố tụng tại toà án khu vực năm 2000, ông chắc rằng ông bị sa thải chức quản đốc của một công ty nhựa đường vì tình trạng sức khỏe của ông, và vợ ông bị ép buộc thôi việc cũng vì lý do đó, điều này đã làm cho cuộc sống của hai vợ chồng khó khăn hơn.
      Vụ việc năm 2000 đã khép lại sau khi công ty từ chối, phân biệt đối xử với Richardsons và có những hành vi không hợp pháp với ông bị kiện đến phá sản.

 Theo http://www.sltrib.com