![]() |
Chương trình đào tạo cho cán bộ y tế ở Việt Nam về chăm sóc cho người bệnh HIV còn hạn chế. (Ảnh minh họa) |
Kết quả điều tra nằm trong "Tóm lược Đánh giá Nhanh Tình hình Chăm sóc Giảm nhẹ 2005" được công bố tại Hội thảo Khoa học Quốc gia về HIV/AIDS lần thứ III, 24 - 26/11.
Vụ Điều trị Bộ Y tế đã tiến hành đánh giá tình hình này tại năm tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV và mắc ung thư cao: An Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.HCM. Tổng số người được phỏng vấn 451 người, gồm người nhiễm HIV, bệnh nhân ung thư, người chăm sóc bệnh nhân tại nhà, người quản lý phụ trách chương trình chăm sóc giảm nhẹ, nhân viên y tế và các nhà lãnh đạo.
Mặc dù có hơn 92% các nhà lãnh đạo đồng ý việc sử dụng morphine để xử trí đau, nhưng việc tiếp cận được với morphine để xử trí đau nặng vẫn còn hạn chế. Trong số những người có HIV và bệnh nhân ung thư được phỏng vấn, không có người nào cho biết họ được dùng morphine để điều trị đau nặng và chỉ có 5,33% nhân viên y tế cho biết có morphine dạng uống tại cơ sở y tế của mình.
Theo "Ước tính và Dự báo HIV/ADIS 2005 - 2010" của Bộ Y tế, trong tổng số những người xác định nhiễm HIV, ước tính khoảng 75.000 người đang tiến triển thành AIDS
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy những điều trị và chăm sóc thường diễn ra khá muộn và không đáng kể. Trong khi nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ và thuốc men thiết yếu tăng lên thì tiếp cận với chăm sóc căn bản dành cho người nhiễm HIV lại khá phức tạp do sự kỳ thị của xã hội đối với bệnh ADIS.
Đồng thời, các chương trình đào tạo cho cán bộ y tế về chăm sóc cho người bệnh HIV còn rất hạn chế. Chỉ có 26,32% nhân viên y tế trong chương trình điều tra đánh giá của Vụ Điều trị Bộ Y tế cho biết có thể xác định đúng cách xử trí đau và chăm sóc giảm nhẹ.
(Theo Vietnamnet)
▪ Diễn đàn dành cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS (26/11/2005)
▪ Hơn 260.000 người nhiễm HIV ở VN (24/11/2005)
▪ Hình thành mạng lưới máy tính nghiên cứu về thuốc trị HIV/AIDS (24/11/2005)
▪ Tăng cường vai trò của báo chí phòng chống HIV/AIDS (23/11/2005)
▪ Công nhân phải biết về tình trạng bệnh tật của mình (22/11/2005)
▪ Pakistan: Truyền thông cần tăng cường tuyên truyền xoá bỏ kỳ thị với người nhiễm HIV (19/11/2005)
▪ Hội nghị khoa học quốc gia về HIV/AIDS lần thứ ba (15/11/2005)
▪ Nghiêm cấm thông tin về tình trạng nhiễm HIV của học viên (14/11/2005)
▪ Cơ hội sống thứ hai cho trẻ nhiễm HIV (12/11/2005)
▪ Người thoát nghiện lập website về chống ma túy, HIV (09/11/2005)