Những mảnh đời khốn cùng của gia đình ông Mai. (ảnh: VD-TN) |
Gia cảnh người cựu chiến binh Nguyến Tiến Mai ở xóm 1, xã Cẩm Lộc, huỵên Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh ai nghe qua cũng thấy đau lòng. Không những bị chất độc da cam hành hạ, giày vò, ông còn vô tình truyền thứ chất độc chết người đó cho cả 4 đứa con Nguyễn Thị Minh (SN 1976), Nguyễn Tiến Hải (SN 1982), Nguyễn Tiến Hưng (SN 1985), Nguyễn Thị Vân (SN 1988) và 2 đứa cháu nội. Vốn là một chiến sĩ bảo vệ thành cổ Quảng Trị, giải ngũ trở về khi tuổi đã nhiều, ông quyết tâm xây dựng gia đình để tìm hạnh phúc phần còn lại của cuộc đời. Nhưng, cho đến lúc này, khi mái tóc đã ngã màu chiều, hiếm khi thấy trên khuôn mặt ông nở một nụ cười mãn nguyện. Vào một buổi chiều tháng 6 đầy oi bức, chúng tôi có mặt tại nhà ông Mai. Một người đàn ông gầy hốc hác lê những bước chân đau đớn vì thoái hóa xương mở cổng đón khách. Phía sau cánh cổng sắt, 4 đứa con nhiễm dioxin của ông Mai, mỗi đứa ngồi một góc, đứa nào cũng ngơ ngác, ngây ngô, thảm hại. Ông Mai buồn bã kể: “Sau khi xuất ngũ, tui vô tư lập gia đình mà không hề hay biết trong người bị nhiễm chất độc dioxin. Khi hai đứa con trai đầu chào đời, bệnh vẫn chưa bộc phát. Đến năm 1976, lúc sinh người con thứ 3, thấy cháu phát triển không bình thường, mọi người nghĩ rằng đó chỉ là do gia đình bạc phước nên đành cam chịu. Vì muốn kiếm thêm đứa con lành lặn để vợ chồng có chỗ nương thân lúc tuổi già nên quyết tâm sinh thêm 3 người con nữa. Nhưng như chú thấy đấy, cả 4 đứa không đứa nào nên người, thân hình không lành lặn”. Hơn ai hết, bà Trịnh Thị Tứ, vợ ông, cảm nhận thấu những đau đớn, tủi nhục của cuộc đời. Suốt mấy chục năm qua, một mình bà đã chăm nuôi chồng và các con bệnh tật. 5 người bệnh nặng trong nhà, mỗi người một bệnh, mỗi chứng nên hầu như suốt hơn 30 năm qua, bà gần như không ngủ. “Như thế này còn đỡ, chứ hôm nào thời tiết thay đổi là cả 4 đứa phát nóng, phát điên, gào thét van khóc, nhiều lúc nổi cơn đau chúng lại cào cấu rách xước cả người. Thằng lớn nó còn không biết gì chạy đi cùng làng cuối xóm. Cả hai vợ chồng khổ sở lắm mới giữ được mạng sống cho con” - Khuôn mặt bà đẫm nước mắt khi kể về các con. Nhưng sự bất hạnh của ông bà Mai không dừng lại ở đó. Hai người con cả lành lặn sau khi lập gia đình, sinh ra 2 cháu nội cũng bị nhiễm chất độc da cam. Nhìn con cháu đau đớn, ông bà không khỏi xót xa. Ông giờ đã 60 tuổi, bệnh tật vẫn không buông tha. Mỗi khi trái gió trở trời là ông lại nằm liệt một chỗ vì vết thương cũ tái phát. Ông Mai đưa cho chúng tôi xem biên bản giám định thương tật nhiễm chất độc trong thời kỳ chiến tranh. Biên bản ghi rõ ông mắc chứng bệnh viêm phế quản mãn tính, viêm dạ dày, loét tá tràng, thoái hóa đốt sống L3, L4, L5, thoái hóa khớp háng. Hơn 5 năm nay, ông Mai bị hành hạ bởi căn bệnh thoái hóa háng, khó khăn lắm mới tự đi lại được. Một năm trước, gia cảnh nghèo khó, tuyệt vọng của vợ chồng ông Mai được một tờ báo đăng tải. Nhiều bạn đọc hảo tâm đã góp tiền hỗ trợ gia đình ông phần nào. Tuy nhiên, số tiền ấy chỉ đủ cho hai vợ chồng thang thuốc cho các con vài tháng trời. Ông cũng được một bệnh viện phía Và nỗi đau da cam vẫn đang ra sức hành hạ ông cùng những người con tội nghiệp… Văn Dũng - Tùng Nguyên
▪ Đoàn thanh niên đi đầu giúp cai nghiện ma tuý (13/06/2008)
▪ “Mong muốn lớn nhất đời mình là… được nói” (13/06/2008)
▪ 1001 con đường trở thành “Nô lệ tình dục” (11/06/2008)
▪ Vượt qua “thần chết”, sống và yêu (06/06/2008)
▪ Bảo mẫu của những học sinh HIV (06/06/2008)
▪ Sự hồi sinh của những cô gái “điếm”… (04/06/2008)
▪ Nước mắt Chiềng Châu - Kỳ I: Cạn nước mắt vì AIDS (04/06/2008)
▪ Nước mắt Chiềng Châu - Bài 2: Bao giờ hết “bão ết” (04/06/2008)
▪ Trẻ nhiễm HIV/AIDS được cấp thẻ bảo hiểm y tế (04/06/2008)
▪ Ngày của em đâu rồi! (02/06/2008)