Các em đến với đường phố bằng rất nhiều nguyên nhân khác nhau: Đường phố là lối thoát cho những bất hạnh và bạo hành gia đình; đường phố cũng là nơi để các em kiếm thêm tiền phụ cha mẹ; đến với đường phố do mồ côi không nơi lương tựa, bị bỏ rơi; cha mẹ chia tay mà chính các em là nạn nhân. Tuy nhiên có những em gia đình rất tốt nhưng do nhận thức sai lệch đã bị bạn bè xấu lôi kéo… Trẻ đường phố không chỉ là vấn đề xã hội bức xúc của TPHCM mà còn là sự nhức nhối của cả xã hội. Dạo quanh một vòng các tuyến đường, các khu chợ hay các công viên, quán cà phê của TPHCM những ngày này vào bất cứ thời gian nào, chúng tôi bắt gặp không ít trẻ em đi bán vé số, bán kẹo cao su, bán báo, đánh giày, xin tiền của khách… Ngày 1/6 là ngày của chính các em, đa số trẻ em được cha mẹ đưa đi vui chơi ở công viên, vườn thú, khu giải trí… nhưng với trẻ em đường phố thì đó chỉ là một giấc mơ xa vời khi mà tờ báo cuối cùng trên tay chưa bán hết, tập vé số còn nguyên hay xin chưa đủ số tiền dù đã đi rạc cả chân… thì ngày “của chính mình” có nghĩa gì. Không được hưởng một chút nhỏ hương vị của ngày của trẻ em toàn thế giới, nhưng không vì thế mà cuộc sống của các em kém phần thú vị. Dưới đây là một vài hình ảnh về trẻ em “đường phố” tại TPHCM được chúng tôi ghi lại trong dịp 1/6.
Chưa bao giờ em dám lơ là công việc của mình khi chưa bán hết những thứ trên tay.
|
|
|
|
|
|
Đoàn Quý - Tùng Nguyên
▪ Xa lắm, Tết thiếu nhi! (31/05/2008)
▪ Chương trình "Sáng mãi niềm tin" cùng với trẻ nhiễm HIV (31/05/2008)
▪ Nơi “con ếch” từng ngày tàn phá (30/05/2008)
▪ 450 phần quà tặng bệnh nhi ung thư (30/05/2008)
▪ Nỗi niềm bệnh nhân AIDS (28/05/2008)
▪ Chuyện người đàn ông... AIDS (26/05/2008)
▪ Người mẹ già lượm ve chai nuôi đứa con tàn tật (26/05/2008)
▪ Vì ngày mai tươi sáng cho người khuyết tật (23/05/2008)
▪ Những nạn nhân nhí của tục “cướp vợ” (23/05/2008)
▪ Bé gái 10 năm chống chọi với bệnh tim (22/05/2008)