Câu lạc bộ sức khoẻ Hải Đăng: "Ngọn đèn" cho người đồng tính Câu lạc bộ sức khoẻ Hải Đăng là câu lạc bộ đầu tiên của những người đồng tính nam ở Hà Nội... Mới bắt đầu gặp gỡ nhau từ tháng 7.2005, nhưng đến nay, 25 chàng trai đồng tính đã trở thành những "cán bộ" tuyên truyền HIV/AIDS cừ khôi của Trung tâm Phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS (SHAPC). Một buổi sinh hoạt thường nhật, các chàng gặp nhau tại quán càphê và "khoe" với nhau những thành tích của mình. Nhóm 1 phát được 1.000 bao caosu, nhóm 2 phát 800 chiếc... Họ thật sự yêu thích công việc của mình. Một chàng kể: "Đến gặp gỡ những người có hoàn cảnh giống mình, nói với họ những thông tin mà họ chưa biết về cách quan hệ tình dục, cách sử dụng bao caosu... tôi cảm thấy đã làm được một việc tốt. Công việc này đã làm cuộc sống của chúng tôi có ý nghĩa hơn và chúng tôi làm bằng sự tình nguyện". 24 điểm nóng của Hà Nội đã được các chàng lui tới trò chuyện và hơn 1.000 người đồng tính có thêm những thông tin mới về cách phòng, chống căn bệnh AIDS. Theo đánh giá của chị Trần Thị Nga - Giám đốc Trung tâm SHAPC, đây là kết quả rất khả quan. Ngôi nhà ba tầng của Câu lạc bộ sức khoẻ Hải Đăng được sắp đặt rất gọn gàng, căn phòng sinh hoạt chung của họ trưng bày rất nhiều mẫu thiết kế thời trang túi xách, mũ, nón, áo, váy... (ảnh) được kết bằng những chiếc bao caosu. Những thông điệp mà họ viết ra như: Stop-HIV, HIV-SOS, chỉ một bạn tình, an toàn tình dục, nói không với ma tuý, 100% bao caosu... bằng bao caosu đã thể hiện quyết tâm của những chàng "gay" trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Họ đã thật sự tìm thấy chỗ dựa tin cậy khi đến với Câu lạc bộ sức khoẻ Hải Đăng. Chị Nga kể: "Họ gọi tôi là mẹ "Âu Cơ" và rất tin cậy chúng tôi. Tôi cho rằng, họ bị khiếm khuyết nhưng luôn mong muốn làm được những việc tốt cho bạn bè của mình. Cuộc sống của họ rất bấp bênh, bị lợi dụng, sống cô độc... Cộng đồng cần hiểu và thông cảm hơn với họ - những chàng trai đồng tính". Phương Ngọc |
▪ Quỹ Clinton giúp chống AIDS ở Ukraine (01/12/2005)
▪ Ấn Độ: Sinh viên trường Delhi thiếu hiểu biết về AIDS (30/11/2005)
▪ "Cuộc sống vẫn tiếp diễn" (28/11/2005)
▪ 28% bác sĩ được đào tạo chăm sóc bệnh nhân HIV (26/11/2005)
▪ Diễn đàn dành cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS (26/11/2005)
▪ Hơn 260.000 người nhiễm HIV ở VN (24/11/2005)
▪ Hình thành mạng lưới máy tính nghiên cứu về thuốc trị HIV/AIDS (24/11/2005)
▪ Tăng cường vai trò của báo chí phòng chống HIV/AIDS (23/11/2005)
▪ Công nhân phải biết về tình trạng bệnh tật của mình (22/11/2005)
▪ Pakistan: Truyền thông cần tăng cường tuyên truyền xoá bỏ kỳ thị với người nhiễm HIV (19/11/2005)