Có nhiều bài viết chạm vào nỗi đau
Truyền thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm kỳ thị, định kiến, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, trong trường hợp người cầm bút sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, thiếu khách quan sẽ tạo ra những thông điệp truyền thông làm tăng định kiến, kỳ thị.
Chia sẻ về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng nhóm M for M- nhóm tự lực can thiệp vào đối tượng nam bán dâm cho biết, nếu dùng ngôn ngữ truyền thông không chính xác, mang tính kỳ thị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của người LGBT. Anh cho xét: "Tôi thực sự không thích những nhà báo chỉ biết đưa những câu giật tít câu view, khi viết bài dường như họ không để ý đến những nỗi đau mà họ đã chạm vào đối tượng đang nói. Là một người đồng tính, tôi thực sự cảm thấy bị xúc phạm khi đọc những bài viết: gã gay, gã pê đê, gã trai đồng tính…".
![]() |
Phạm Đắc Huỳnh Anh -Ảnh:Bình Nguyên |
Cũng chung nỗi niềm đó, anh Phạm Đắc Huỳnh Anh (tên thường gọi là Danny), một thành viên thuộc cộng đồng LGBT trải lòng: "Thỉnh thoảng tôi vẫn dành thời gian đọc báo mạng. Hiện tượng người viết muốn có lượng view cao nên phải giật tít khá phổ biến .Thậm chí, họ còn thêm thắt vào câu chuyện về LGBT để thêm phần ly kỳ hấp dẫn. Tuy nhiều bài viết về LGBT đề cập đến những từ “khó nghe” nhưng không hiểu sao vẫn được duyệt. Nhiều khi người viết (có thể vô tình) quên rằng các thông điệp mang định kiến hoặc thiếu tính khoa học về người đồng tính có thể tạo ra hay “bồi” thêm những nhận thức sai lệch với cộng đồng LGBT chúng tôi".
Bức xúc với ngôn từ mang tính “giật tít-câu view”
Bạn Lam La, người chuyển giới nữ cho rằng, truyền thông hiện đã có những bài viết về hình ảnh tích cực của cộng đồng LGBT. Theo cô, bên cạnh các bài “có chất lượng” thì vẫn xuất hiện nhiều bài đề cập quá mức đến các hình ảnh ăn chơi, lối sống trụy lạc, sử dụng ngôn ngữ chỉ sự thấp hèn, có khi là coi thường người LGTB.
![]() |
Lam La-Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Lam chia sẻ: "Em thấy như chuyện các bài phản ánh tình trạng phạm tội đó, người dị tính thì họ (ý nói truyền thông-pv) viết bình thường thôi. Nhưng có “dính” đến đồng tính, chuyển giới thể nào cũng giật tít để tăng tính ly kỳ, làm nghiêm trọng vấn đề lên. Người đọc càng cảm thấy ác cảm hơn với cộng đồng LGBT. Nói thật, em thấy bức xúc khi đọc những bài viết có chứa ngôn từ kỳ thị đó.
Em thực sự phấn khởi đón nhận những bài viết về nghị lực của người chuyển giới-những người đang góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội về LGBT. Nói thật, nếu báo chí suốt ngày khắc họa chân dung người chuyển giới gắn với tệ nạn xã hội và những hành vi lệch chuẩn thì chúng em càng bị kỳ thị. Thậm chí, có nhiều báo lá cải còn cho rằng chuyện quan hệ tình dục của người chuyển giới là ghê tởm,tình yêu đồng tính là qua đường, viết như vậy khiến người đọc tưởng tượng sai, có thể xuất hiện cảm giác sợ hãi đối với người như em".
Mắt sáng, lòng trong, bút sắc
Kết thúc buổi nói chuyện, Lam La cho biết, cô mong muốn và hy vọng các nhà truyền thông cần dùng từ ngữ chính xác, phải có Tâm và Tầm, luôn hướng đến quan điểm “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.Mặt khác, người viết về LGBT không nên có thái độ thương cảm quá mức với tư cách của người có vị thế cao hơn, khiến bài viết không khách quan.
Cùng quan điểm đó, Nguyễn Đắc Huỳnh Anh cho rằng những người làm công tác truyền thông liên quan đến cộng đồng LGBT cần có cái nhìn khách quan, công bằng. Đặc biệt, họ phải đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật vì ngòi bút dù vô tình hay hữu ý có thể tác động đến cuộc đời nhiều người. Không ai có quyền gán những thứ không đẹp cho cộng đồng LGBT và những gì liên quan đến họ bởi vì chúng ta nên chấp nhận đa dạng, để hướng đến một xã hội tự do- bình đẳng.
▪ Xót xa bé gái 2 tháng tuổi nhiễm HIV bị bỏ rơi trong bệnh viện (18/06/2016)
▪ HIV không gây cản trở chuyện “vợ chồng” (17/06/2016)
▪ Một phụ nữ dân tộc Thái nhiễm HIV phát biểu tại Liên Hiệp Quốc (16/06/2016)
▪ Nỗ lực mang lại niềm tin cho người “có H” (13/06/2016)
▪ “Bó” và những mong ước của người chuyển giới (13/06/2016)
▪ Kêu gọi thiết lập ủy ban chuyên gia độc lập về xu hướng tính dục và bản dạng giới (10/06/2016)
▪ Cần tạo áp lực xã hội để lên án các hành vi lệch chuẩn (10/06/2016)
▪ Đại đức Thích Đồng Nguyện linh hồn của “Phòng tham vấn” (09/06/2016)
▪ Thai phụ 9 lần bị chẩn đoán mắc căn bệnh thế kỷ (07/06/2016)
▪ LGBT cần gì khi “come out”? (03/06/2016)