Quân đội châu Phi giải quyết "Nhân tố Romeo"
Các Website khác - 12/08/2005

"Nhân tố Romeo" là cái tên mà Hội đồng bảo an LHQ đặt cho tình trạng lây nhiễm HIV trong quân đội ở Nam Phi và các nước thành viên khác.

Binh lính trong quân đội có nguy cơ lây nhiễm HIV gấp hai, thậm chí gấp năm lần so với người bình thường. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2000, quân sĩ Nam Phi mới bắt đầu tự nguyện tham gia xét nghiệm trong dự án Phindise (Heal) của SANDF.

"Nhân tố Romeo" là cái tên mà Hội đồng bảo an LHQ đặt cho tình trạng lây nhiễm HIV trong quân đội ở Nam Phi và các nước thành viên khác.

Theo đánh giá của LHQ, quân nhân là nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất trong cộng đồng nói chung. Có một thực tế trái khoáy là, không ít binh lính cho rằng, việc "có được" các lây nhiễm qua quan hệ tình dục (sexually transmitted infection - STI) là biểu hiện của năng lực tình dục cũng như "bản lĩnh đàn ông" của họ.

Trong thời kỳ chiến tranh, nguy cơ nhiễm STIs của binh lính quân đội gấp 100 lần so với dân thường, nhất là với những người lính tại Nam Phi có liên quan tới các sứ mệnh hoà bình ở đại lục đen.

Nhân tố Romeo ngày một gia tăng do hàng loạt các lý do: hầu hết binh sĩ còn rất trẻ, đang trong độ tuổi phát triển sinh hoạt tình dục, phải sống xa nhà; chịu sự lôi kéo của bè bạn; muốn liều lĩnh trải mình trước thách thức bệnh tật và cuối cùng là sự "sẵn có" của các mối quan hệ tình dục dễ dãi nơi họ đóng quân.

Vào năm 2003, chính phủ hết sức bất ngờ khi bộ trưởng bộ quốc phòng Mosiuoa Lekota thông báo, có ít nhất 23% binh lính của nước này đã nhiễm HIV.

Vào thời điểm đó, phía nội các đã quyết định cung cấp ngay cho những người Nam Phi nhiễm bệnh chế độ điều trị bệnh tật toàn diện.

Từ đó tới nay, các trung tâm y tế quân đội ở Nam Phi đã khẳng định, mọi quân nhân nhiễm HIV đều được dùng thuốc kháng virus.

Hiệp hội châu Phi cũng lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi hành động của LHQ đồng thời vận động cả những thành viên khu vực của tổ chức này tham gia phong trào như: Hội kinh tế các nước Tây Phi, Cộng đồng phát triển Nam Phi.

Dự án Phidisa của châu Phi đã duy trì hoạt động được hai năm nay với nhiệm vụ phòng chống, điều trị, chăm sóc, hỗ trợ, nghiên cứu, theo dõi và giám sát đại dịch HIV/AIDS.

Người ta không cưỡng ép binh lính làm xét nghiệm HIV, nhưng nếu ai tình nguyện tham gia sẽ nhận được sự hỗ trợ toàn diện, cho cả bạn tình của họ bằng nguồn ngân quỹ quốc gia.

Dự án Phidisa triển khai trên ba bệnh viện ở Nam Phi. Hôm thứ hai tuần này (8/8) dự án được triển khai thêm ở một bệnh viện nữa, còn điểm triển khai thứ năm dự kiến sẽ vào đầu năm tới.

Tuần trước, trong diễn đàn thường niên lần thứ ba của dự án Phidisa tại CapeTown, Phó Bộ trưởng bộ quốc phòng  Mluleki George tỏ thái độ hết sức lạc quan. Theo đó, ông tin tưởng các bệnh viện trên toàn quốc sẽ là những điểm tin cậy giúp việc quản lý đại dịch HIV/AIDS hiệu quả.

Các bệnh viện đó đồng thời cũng là những trụ sở nghiên cứu với năng lực nghiên cứu về sức khoẻ cộng đồng và y sinh học. SANDF cũng đang xác định các vấn đề sức khoẻ khác mà lực lượng quân sự cần lưu ý trong thời gian tới".

Ông George còn cho biết, dự án còn cố gắng giải đáp những vấn đề liên quan tới mức độ an toàn khi sử dụng thuốc kháng virus. Nó cũng nhằm tạo dựng những kinh nghiệm nhất định trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ quân nhân, là nền tảng nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm khác.

Không ai biết liệu dự án này sẽ thành công ra sao và chi phí của nó tốn bao nhiêu, chỉ có điều, nó đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cả chính phủ và phía bộ quốc phòng.

Dương Kim Thoa theo http://www.dispatch.co.za