Mohammed, một người Palestin, đang chết dần chết mòn vì thiếu thuốc điều trị HIV trong khu trại giam đông đúc của
Người đàn ông người Palestin này đã nhiễm virus HIV và bị tạm giữ tại Bệnh viện bệnh truyền nhiễm và dị ứng ở King Saud trong ba tháng nay cùng với hai người khác cũng nhiễm bệnh như Mohammed. Nơi họ sống là một căn phòng chẳng khác gì nhà tù, ngăn cách với bên ngoài bằng những chấn song thép nâu bóng mồ hôi lâu ngày. Đáng thương nhất khi hoàn cảnh đã đẩy họ vào Saudi Arabia, một quốc gia luôn có xu hướng trục xuất thẳng tay những người nhiễm HIV hơn là nỗ lực tìm giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ người bệnh và khắc phục tình trạng.
Trong thực tế,
Hầu hết những người nhập cư là người vùng Nam Á, họ tới
Advertisements
Mohammed có lẽ vẫn là người may mắn vì mặc dù mắc bệnh nhưng trông anh còn khá cường tráng, sung sức. Anh cho biết, trong suốt ba tháng được "điều trị" tại bệnh viện, anh không được dùng bất cứ loại thuốc điều trị AIDS nào ngoài mấy viên thuốc giảm đau và thuốc chống dị ứng. Không những thế, theo lời Mohammed, trong suốt ba tháng trời ấy, anh chỉ được phép ra ngoài phòng bệnh một lần duy nhất trong tuần gần đây, còn lại cửa phòng luôn bị đóng kín.
Anh cho biết thêm, cũng trong thời gian ấy, anh bị người ta dùng xe cứu thương kéo đi để hoàn tất thủ tục trục xuất về nước, nhưng khi biết thủ tục đó chưa thể làm xong ngay, họ lại đưa anh trở lại và tiếp tục giam trong phòng bệnh.
Trong một cuộc phỏng vấn ngắn ngủi của Mohammed với báo giới, anh phẫn uất nói: "Chúng tôi là tù nhân ở đây. Họ đối xử với chúng tôi như với những con vật". Anh mới chỉ nói được đến thế thôi, các nhân viên an ninh của bệnh viện đã lại xuất hiện và yêu cầu anh trở lại "phòng điều trị".
Tán đồng với ý kiến của Mohammed, một người đàn ông gày gò ở Châu Phi cho biết, tất cả những người ngoại quốc ở Saudi Arabia nếu mắc phải HIV đều bị đối xử như vậy cả. Ông này cho hay, hiện tại còn sáu người khác nữa cũng đang bị giam giữ trong phòng. Ông nói: "Họ bảo chúng tôi rất nguy hiểm và vì thế chúng tôi không được ra ngoài. Chúng tôi cũng chẳng nhận được loại thuốc điều trị nào trong suốt thời gian qua".
Khi các phóng viên quay lại bệnh viện Bệnh truyền nhiễm và dị ứng để phỏng vấn Mohammed thêm một lần nữa thì họ đã không thể gặp được anh. Cánh cửa phòng điều trị bệnh nhân nước ngoài nhiễm HIV ngày trước đó vẫn mở cho khách viếng thăm thì nay đột xuất được tăng thêm gấp ba lần lực lượng an ninh bảo vệ.
Trong thông tin Mohammed trả lời báo giới còn có một chi tiết rất đáng lưu tâm. Đó là về một người bạn tù cũ của anh có tên là Ismael. Anh này được sinh ra ngay tại Saudi Arabia nhưng lại là dân nhập cư bất hợp pháp nên không được coi là công dân của Saudi Arabia, do đó anh này sau khi bị giam giữ khốn khổ và không một liều thuốc điều trị cũng bị trục xuất tới Myanma (trước đây là Burma).
Một bác sĩ giấu tên tại bệnh viện cho biết, như trường hợp của Ismael và Mohammed thì vẫn còn là may mắn khi cho tới giờ họ vẫn còn khoẻ mạnh, bởi đã có không ít người đã không trụ nổi trong khi chờ đợi hoàn tất thủ tục về nước. Ông đã từng chứng kiến cảnh rất nhiều người không chờ đợi nổi và đã chết. Ông luôn day dứt trước những số phận đáng thương đó khi nghĩ mình "thấy chết mà không cứu".
Vị bác sĩ này cũng nói, Mohammed cũng như bất cứ người ngoại quốc nào đến King Saud và nhiễm AIDS, "họ không được coi là bệnh nhân nữa mà bị coi là những tù nhân".
Ông cho biết: "Họ không được dùng thuốc, không được điều trị, không gì cả. Tôi đã cố gắng hết sức mình nhằm cải thiện tình hình. Cũng nhiều lần tôi đề đạt vấn đề này lên với giám đốc bệnh viện, song họ bảo tôi, điều đó đã thành luật ở đất nước này rồi và tôi đừng mong thay đổi gì cả".
Theo người bác sĩ tâm huyết này nhìn nhận, vì trong thực tế, Saudi Arabia có chế độ chăm sóc hết sức hợp lý với công dân nhiễm HIV mang quốc tịch Saudi Arabia, cho nên tất cả những nghịch lý đã nêu chỉ có thể quy kết cho sự phân biệt chủng tộc của đất nước này mà thôi.
Chi phí mua thuốc kháng virus cho mỗi bệnh nhân vào khoảng 1,500 đô la Mỹ mỗi tháng.
Người ta vẫn thường lý giải thực trạng lây nhiễm AIDS ở Saudi Arabia là thấp đó là nhờ đất nước này đã thực thi những điều luật Hồi giáo nghiêm khắc. Theo đó, luật nghiêm cấm người dân không được quan hệ tình dục trước hôn nhân, có những mối quan hệ ngoài hôn nhân và quan hệ tình dục đồng tính. Nếu ai vi phạm sẽ bị trừng phạt ở nhiều cấp độ, hoặc bị tống gia, hoặc bị ném đá sỉ nhục nơi công cộng hoặc bị chém đầu.
Có một nghịch lý hiển nhiên là, nền kinh tế của Saudi Arabia phụ thuộc chủ yếu vào tầng lớp lao động nước ngoài tại quốc gia này, song ở đây, những người lao động ngoại quốc ấy lại có rất ít quyền lợi và bị đối xử như những người thuộc đẳng cấp thấp. Đa phần người lao động nhập cư sinh sống tại Jeddan, một thành phố cảng sôi động gần hai vùng đất trung tâm của Hồi giáo là
Rất nhiều người trong số dân cư lưu vong đó chỉ biết được mình đã nhiễm HIV/AIDS sau khi được đưa vào bệnh viện bởi một tai nạn giao thông hay hay tai nạn lao động nào đó. Sau khi phát hiện bệnh, họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận bị giam lỏng tại khu điều trị để chờ đợi ngày trục xuất về nước cũng như chờ đợi cái chết đang đến gần.
Riêng đối với những người lao động nước ngoài giàu có như các chuyên gia khai thác dầu mỏ và giáo sư đại học, họ thường không sử dụng các dịch vụ y tế công cộng do vậy cũng thoát được sự rà soát kỹ lưỡng của chính phủ nước này.
Việc người bệnh phải chờ đợi bao lâu trong phòng điều trị phụ thuộc vào quốc tịch của họ. Với một số nước như Philippin chẳng hạn, thủ tục cho người bệnh được chuyển về nước điều trị bệnh khá nhanh chóng. Nhưng với những trường hợp như của Ismael và Mohammed, tức là các bệnh nhân có quốc tịch thuộc những nước ít hoặc không có quan hệ ngoại giao với
Christoph Wilcke, nhà nghiên cứu Saudi Arabia cho tổ chức giám sát nhân quyền đặt tại New York cho biết, đây là lần đầu tiên ông được nghe nói về cái gọi là chính sách bỏ tù và từ chối cấp thuốc điều trị cho người nước ngoài nhiễm HIV/AIDS khi đang lưu trú trong nước. Ông cho rằng, đó là một chính sách vô lương tâm rất đáng khinh bỉ và cần được dư luận lên án.
Dương Kim Thoa theo http://www.theglobeandmail.com
▪ Việt Nam đạt được tiến bộ trong tám mục tiêu thiên niên kỷ (10/08/2005)
▪ Người “phát quà” trong đêm... (06/08/2005)
▪ Nhập nhằng chuyện giải thưởng của hội giám mục Venezuela (04/08/2005)
▪ Cuộc sống là kịch bản vĩ đại nhất (28/07/2005)
▪ Charlize Theron làm phim về AIDS (27/07/2005)
▪ Pháp luật đứng về người đã chết (28/07/2005)
▪ Hội thảo về Aids tại Rio de Janeiro (26/07/2005)
▪ Một Việt kiều Mỹ giúp đỡ trẻ bị HIV/AIDS (23/07/2005)
▪ LHQ và các tổ chức phi chính phủ kêu gọi Trung Quốc hành động vì trẻ em (22/07/2005)
▪ Nghị sĩ thứ thiệt (21/07/2005)