(NLĐ)- Ngày 29-8, Ủy ban Các Vấn đề xã hội Quốc hội đã đến giám sát việc thực hiện thí điểm quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại Trung tâm Trọng điểm cai nghiện ma túy TP và Trung tâm chữa bệnh Đức Hạnh.
Hiện hai trung tâm này đang quản lý trên 3.300 học viên, trong đó, Trung tâm chữa bệnh Đức Hạnh có 1.542 người đang trong giai đoạn sau cai nghiện. Giám đốc Trung tâm Đức Hạnh Nguyễn Văn Soạn cho biết: 75,5% học viên đã có chuyển biến tư tưởng, an tâm thực hiện đề án sau cai nghiện. Từ đó, trung tâm đã tiến hành thưởng ngày phép cho 160 học viên cai nghiện có thành tích tốt. Nét nổi bật tại Trung tâm Trọng điểm cai nghiện ma túy TP là đã tổ chức được nhiều mô hình cũng như thu hút được nhiều đoàn thể, tôn giáo, cá nhân tình nguyện chăm sóc bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối. Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND TP, cho biết trong năm 2006, khu chăm sóc điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS của Trung tâm Trọng điểm cai nghiện ma túy TP sẽ được nâng cấp thành bệnh viện với quy mô thiết kế trên 1.000 giường. Ngoài ra, TP đang khẩn trương xúc tiến công tác hồi gia của các học viên sau cai nghiện như tổ chức hệ thống cán sự xã hội, làm thẻ từ để lưu giữ, theo dõi thông tin của học viên bằng hệ thống vi tính... Theo đại biểu Quốc hội Trần Đông A, chỉ cần 60% học viên khi hồi gia không tái nghiện là đề án của TP đã thành công.Kết thúc ngày làm việc đầu tiên, Chủ nhiệm Ủy ban Các Vấn đề xã hội Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu cho rằng, đã đến lúc TP tập trung cho công tác hồi gia. Các địa phương cơ sở cần quán triệt tư tưởng đón học viên trở về hòa nhập với cộng đồng không chỉ bằng trách nhiệm mà còn vì tình thương. Mỗi học viên phải trở thành một tuyên truyền viên để góp phần ngăn chặn tệ nạn ma túy có hiệu quả.
Cần một chủ trương lớn quản lý sức khỏe người nhập cư Ngày 29-8, tại buổi làm việc với đoàn giám sát Ủy ban Các Vấn đề xã hội của Quốc hội về thực hiện chính sách đối với người lao động ngoài tỉnh, bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Sở Y tế TP, cho biết hiện nay các bệnh viện chuyên khoa ở TP tiếp nhận khoảng 30% bệnh nhân từ các tỉnh, thành khác và người nhập cư tại TP. Trong khám, chữa bệnh, các bệnh viện TP không phân biệt đối tượng; ngược lại trong các chương trình sức khỏe (quản lý lao, sức khỏe sinh sản, AIDS...), người dân nhập cư và vô gia cư luôn được quan tâm đặc biệt, vì đây là đối tượng tiếp cận với nhiều vấn đề xã hội, điều kiện sống thấp. Theo bác sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế phụ trách y tế dự phòng, khi dịch bệnh xảy ra cho nhóm cư dân này thì việc khống chế rất khó. Ông Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các Vấn đề xã hội của Quốc hội, ghi nhận những khó khăn của ngành y tế TP trong quản lý sức khỏe người nhập cư, đồng thời quan tâm đến kiến nghị của Sở Y tế TP về một chủ trương ở tầm quốc gia cho vấn đề này. . Chiều cùng ngày, đoàn cũng đã có buổi “khảo sát tình hình quy định đối với học sinh (HS) con em người di cư trong việc xét tuyển” với Sở GD-ĐT. Theo ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP, tình hình HS thuộc diện nhập cư KT3, KT4 chiếm khoảng 30,07% dân số toàn TP. Đối với các quy định về tuyển sinh và đóng góp của HS thuộc diện nhập cư, thì TP thu nhận hết 100% trẻ 6 tuổi vào học phổ thông, các trường phổ cập, trường khuyết tật; tuyển hết 100% HS hoàn thành chương trình bậc tiểu học vào lớp 6 trên địa bàn kể cả số HS thuộc diện nhập cư theo đề nghị của các quận, huyện. Tại buổi khảo sát, các đại biểu đã chất vấn sở xung quanh việc phân bổ ngân sách cho dân nhập cư, tình hình thiếu giáo viên,... Ông Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề về xã hội của Quốc hội hoan nghênh chủ trương của TP về việc tạo điều kiện cho HS nhập cư có chỗ học. Đoàn sẽ kiến nghị về việc phân bổ ngân sách cho HS nhập cư hợp lý hơn. Ph.Sơn - Y.Thy |
Tin-ảnh: Đ. Phú
▪ Trung Quốc và Mỹ ký thỏa thuận hợp tác phòng chống HIV/AIDS (30/08/2005)
▪ Chưa có tiến sĩ chuyên ngành công tác xã hội (29/08/2005)
▪ Offline ở trại cai nghiện (30/08/2005)
▪ ADB giúp VN 38 triệu USD phòng chống dịch bệnh (28/08/2005)
▪ Tăng số phụ nữ nhiễm HIV/Aids đến các trung tâm y tế (26/08/2005)
▪ Trẻ vị thành niên bị nghi nhiễm bệnh bị phân biệt nghề nghiệp (26/08/2005)
▪ Bang Indiana (Mỹ): Quỹ Archey tuyên truyền về AIDS trong giới trẻ (24/08/2005)
▪ Ấn Độ: Cải thiện đời sống cho người hành nghề mại dâm (24/08/2005)
▪ Hát cho bệnh nhân AIDS (22/08/2005)
▪ Những nỗ lực giúp đõ của phụ nữ (22/08/2005)