![]() |
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic Toán học quốc tế 2007 tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Y.ANH |
. Phóng viên: Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, đây là kỳ IPhO quy mô lớn nhất từ trước đến nay?
- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bành Tiến Long: Đúng vậy, IPhO 39 có sự tham gia của 85 quốc gia và vùng lãnh thổ với 390 học sinh và 279 cán bộ. Đoàn Chile và El Salvador là hai nước lần đầu tham dự, Syria tham dự với tư cách quan sát viên và Pueto Rico tham dự với tư cách đội khách. Chưa một kỳ IPhO nào có số đoàn tham dự đông như vậy.
Đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic Vật lý quốc tế năm nay gồm 5 thành viên là các em Nguyễn Đức Minh (Trường THPT Hà Nội - Amsterdam); Đỗ Hoàng Anh (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội); Huỳnh Minh Toàn (Trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng); Nguyễn Tất Nghĩa (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) và lần đầu tiên, một học sinh trường dân lập giành quyền dự thi là em Trần Anh Vũ (Trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội).
Sáng 22-7, các thí sinh sẽ tham dự kỳ thi lý thuyết, ngày 24-7 thi thực hành. Cả hai bài thi lý thuyết và thực hành đều được thí sinh làm bằng ngôn ngữ của mình. 90 cán bộ, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đảm nhận khâu in sao đề thi và coi thi.
. Có phải ở kỳ thi này, toàn bộ đề thi sẽ do phía Việt Nam đảm nhận?
- Các nhà vật lý Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đề thi, sau đó các nhà vật lý quốc tế sẽ thẩm định và lựa chọn đề thi chính thức trong số các đề mà Việt Nam đưa ra. Đề thi này đòi hỏi phải chính xác, khoa học, phù hợp trình độ bậc THPT và hàm chứa các kiến thức mới về vật lý, có ý nghĩa như một phát minh khoa học và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
Chúng tôi đã mời GS-TS Trần Thanh Vân (ĐH Paris), GS Trương Nguyên Trân (ĐH Bách khoa Paris), GS Đàm Thanh Sơn (ĐH Washington - Seatle, Hoa Kỳ), TS Nguyễn Thị Quê Hương (ĐH Marshall, Hoa Kỳ), TS Phan Lê Kim (ĐH Twente, Hà Lan),... cùng nhiều nhà vật lý Việt kiều tên tuổi khác tham gia dịch và trình bày đề thi tại Hội đồng quốc tế của IPhO 2008.
. Năm 2007, Việt Nam đã tổ chức Olympic Toán quốc tế (IMO) với nhiều giải thưởng cao của thí sinh Việt Nam, mở đường cho kỳ thi Olympic Vật lý năm nay. Thứ trưởng có tin tưởng, những kỳ thi Olympic này sẽ mở ra tương lai tươi sáng cho khoa học cơ bản Việt Nam?
- Đó là điều tôi luôn mong muốn. Tôi mong, 10 hay 15 năm sau, những thí sinh đã thành công tại IMO, IPhO tổ chức tại Việt Nam sẽ trở thành các nhà khoa học lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản của Việt Nam. Hướng về tương lai, IMO 2007 và IPhO 2008 chính là cầu nối để Việt Nam tiếp cận và thực sự tham gia vào sinh hoạt khoa học đỉnh cao thế giới.
▪ Tiệm sửa đồ điện của cậu bé 11 tuổi (19/07/2008)
▪ Cậu bé không tay nuôi ếch (19/07/2008)
▪ Trí thức cần nhận biết đúng mình (18/07/2008)
▪ Gặp 5 chàng trai “vàng” dự thi Olympic Vật lý quốc tế (18/07/2008)
▪ “Cái bang” học sinh (17/07/2008)
▪ Hội thảo VietAbroader 2008 (17/07/2008)
▪ Chàng trai phá kỷ lục tranh dừa (15/07/2008)
▪ “Duyên xong rồi thích” (15/07/2008)
▪ Hành trình vào đại học của “cậu bé hành khất” (14/07/2008)
▪ “Cậu bé gà” đứng lên từ thất bại (14/07/2008)