2006 - Năm khởi đầu kế hoạch 5 năm (2006-2010) Những dự cảm tốt lành Bước vào năm 2006 - năm khởi đầu của kế hoạch 5 năm (2006- 2010), sức vóc của nền kinh tế VN đã ở một vị thế mới. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu GDP vào năm 2010 cỡ 100 tỉ USD, GDP/đầu người khoảng 1.100USD nhằm "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp", nền kinh tế VN phải là một nền kinh tế hiện đại. Muốn vậy, sức vóc nền kinh tế không chỉ được đong đếm về "lượng", mà còn phải được đo bằng "chất" với một hàm lượng chất xám cao. Điều này lý giải vì sao ngay từ năm 2006, Chính phủ đã đặc biệt nhấn mạnh đến "chất lượng tăng trưởng" và "nâng cao tính cạnh tranh" của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Nhưng cái quý là ở chỗ, cả triệu tỉ đồng này chúng ta hành xử không phải theo lối "hai tay đút miệng" mà đã dám dành ra đến hơn 1/3 để đầu tư cho những vấn đề quốc kế, dân sinh. Nào là Nhà máy thuỷ điện Sơn La đang cần tới gần 40.000 tỉ bạc, nào là Lọc dầu Dung Quất cũng ngấp nghé ngần ấy nữa, rồi còn cần tới hàng trăm nghìn tỉ đồng để làm ra 60 tỉ kwh điện, gần 4 triệu tấn thép, 32 triệu tấn than, 33 triệu tấn ximăng... Nào là làm mới sửa chữa hàng trăm cây số đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, cùng hàng chục cây cầu lớn nhỏ...
Năm 2006, các nhà buôn "ngoại" tiếp tục lạc quan: Những tỉ phú này sẽ ngày càng giàu thêm và chắc chắn sẽ bổ sung nhiều gương mặt mới. Trừ ngành dầu khí do phải dè sẻn để nguồn tài nguyên trời cho không mau bị cạn kiệt, nên khả năng tăng trưởng về sản lượng sẽ không đặt ra, còn lại các ngành khác đang gắng hết sức mình.
Hạt gạo VN năm nay dự kiến không xuất nhiều về lượng như năm trước (5,2 triệu tấn), nhưng chắc chắn sẽ được giá hơn, chí ít là so với ông bạn láng giềng Thái Lan. Thuỷ sản cũng sẽ có cơ "tươi" trở lại khi danh sách các DN được xuất khẩu sang EU, Nhật Bản ngày càng nối dài, các mức thuế của vụ kiện bán phá giá với tôm, cá mấy năm trước cũng ít nhiều được giảm xuống. Đồ gỗ cũng sẽ có cơ phát tài nếu tìm được nhiều thị trường ngoài Mỹ, còn linh kiện điện tử - mặt hàng vốn có hàm lượng chất xám cao nhất - cũng sẽ sống khoẻ ở thị trường láng giềng Đông Nam Á khi hàng rào thuế nhập quan giảm đến tận cùng. Cần đồng thuận cao một quan điểm rằng, vào WTO là để trưởng thành, để cọ xát và mạnh lên chứ không phải vào WTO để hưởng thụ - bởi đã có rất nhiều chuyên gia thương mại tầm cỡ quốc tế (như cựu Tổng thư ký WTO Micheal Moor, cựu Đại diện thương mại Mỹ Barsefsky và cả đương kim Tổng thư ký WTO Pacal Lamy) đã thường xuyên đưa ra lời khuyên như vậy. Về phần Chính phủ cũng đang đẩy mạnh cải cách hành chính, quyết đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, sắp xếp lại một cách thực chất DNNN... nhằm hướng tới một mục tiêu lớn, đó là tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với đội ngũ các DN - đối tượng sẽ đối mặt với "cơn bão" hội nhập cũng đang chuẩn bị theo nhiều cách của riêng mình để có thể tồn tại và sống khoẻ. Rõ ràng, không gia nhập sớm WTO chúng ta sẽ thiệt thòi, nhưng nếu vào sớm mà chết yểu, hậu hoạ sẽ lớn hơn. Như vậy thì hãy hành động một cách khôn ngoan: Hội nhập phải thực chất.
Kinh tế VN "sang số" Mới đây, Economist - tuần san kinh tế có uy tín trên thế giới - đã đưa ra lời bình luận xác đáng: "Nền kinh tế VN đang tăng tốc, bất chấp đại dịch SARS, cúm gà, giá dầu thế giới tăng cao..., Chính phủ vẫn tạo được cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư và du khách đến VN". Và đúng như lời một chuyên gia đứng đầu 13 tổ chức của Liên Hợp Quốc tại VN - ông Jordan Ryan - trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại VN đã bày tỏ niềm tin: "Hôm nay, cuộc sống ở VN đã có vô vàn đổi thay, thế giới hãy tạo ra hai, ba, hay nhiều VN nữa". |
▪ Viettel giảm cước di động (31/12/2005)
▪ Rót tấn than thương phẩm thứ 30 triệu (31/12/2005)
▪ Đề xuất thành lập 130 điểm kinh doanh gia cầm có tủ bảo ôn (31/12/2005)
▪ Diễn biến tiền tệ năm 2005: Quá bất ngờ (31/12/2005)
▪ Dưa hấu, điều và bông vải... mất mùa! (31/12/2005)
▪ Tập trung quyết liệt thúc đẩy kinh tế (31/12/2005)
▪ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (31/12/2005)
▪ TPHCM: Giá gas đầu năm 2006 tiếp tục tăng cao (31/12/2005)
▪ Thị trường nhà đất năm 2005: Khủng hoảng lên đến đỉnh điểm (31/12/2005)
▪ "Bội thực" món quà thẻ (31/12/2005)