Từ hôm nay, Bộ Công nghiệp chính thức công bố dự thảo phương án điều chỉnh giá điện giai đoạn 2006-2010 và tiến hành lấy ý kiến rộng rãi từ phía khách hàng trên trang thông tin điện tử của mình, song nhấn mạnh đây chỉ là một kênh tham khảo. Đợt trưng cầu sẽ kéo dài đến 31/3.
> Ý kiến dân về giá điện chỉ để tham khảo
>Thủ tướng yêu cầu sớm trình biểu giá điện mới
> Sẽ tham khảo ý dân về giá điện
Bộ Công nghiệp cho biết, việc xây dựng biểu giá điện mới dựa trên nguyên tắc giảm dần và tiến tới xoá bỏ bù chéo giữa giá điện sản xuất và điện sinh hoạt, đảm bảo tiết kiệm điện năng, khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện, đồng thời tăng sức cạnh tranh về giá điện với các nước trong khu vực, nhất là giá điện phục vụ sản xuất... Vì vậy, tổ công tác liên ngành về giá điện đã xây dựng lộ trình điều chỉnh giá từ nay đến 2010 gồm 3 bước.
Bước 1 sẽ thực hiện ngay trong đầu năm nay, điều chỉnh giá bình quân lên 852 đồng/kWh. Bước 2 sẽ thực hiện trong đầu năm 2008, tăng giá bình quân lên 890 đồng/kWh. Từ 2010 sẽ thực hiện bước 3, điều chỉnh trên cơ sở giá phát điện xác định trên thị trường phát điện cạnh tranh và biến động của các yếu tố đầu vào khác có liên quan.
Đối với biểu giá điện bán lẻ năm nay, tổ công tác liên ngành đề xuất 4 phương án. Phương án 1: Không tăng giá bán điện cho hộ sản xuất, không tăng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn, không tăng giá bán điện sinh hoạt bậc thang với 100 kWh đầu tiên, các bậc thang điện sinh hoạt trên 100 kWh tăng 35%.
Phương án 2: Không tăng giá điện sản xuất giờ bình thường và thấp điểm, tăng 20% giá bán điện giờ cao điểm của tất cả các đối tượng, tăng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn từ 390 đồng/kWh lên 410 đồng/kWh, chia đôi mức 100 kWh giờ đầu đối với điện sinh hoạt bậc thang thành 2 mức (50 kWh đầu giá 600 đồng/kWh, 50 kWh tiếp theo giá 750 đồng/kWh), các bậc thang điện sinh hoạt trên 100 KWh tăng từ 12% đến 18%.
- Phương án điều chỉnh giá điện 2006-2010 (bản đầy đủ) - Phương án điều chỉnh giá điện 2006-2010 (bản tóm tắt)- Bảng so sánh các phương án giá 2006 |
Phương án 4: Không tăng giá điện sản xuất giờ bình thường và thấp điểm, tăng 20% giá bán điện giờ cao điểm của tất cả các đối tượng, tăng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn từ 390 đ/kWh lên 410 đ/kWh, tăng giá bán 100 kWh đầu điện sinh hoạt bậc thang từ 550 đ/kWh lên 700 đ/kWh, các bậc thang điện sinh hoạt trên 100 kWh tăng từ 9 đến 12%.
![]() |
Giao diện thăm dò ý kiến về tăng giá điện trên trang web của Bộ Công nghiệp. |
Truy cập vào trang chủ mạng thông tin điện tử của Bộ Công nghiệp, tại địa chỉ http://www.moi.gov.vn, người dân có thể tham gia cho ý kiến và biểu quyết lựa chọn 1 trong 4 phương án kể trên. Tính đến 4h chiều nay, đã có 89 phiếu biểu quyết, trong đó trên 37% lựa chọn phương án 3 và trên 28% chọn phương án 4. Ngoài việc lấy ý kiến rộng rãi khách hàng trên trang thông tin điện tử, Bộ Công nghiệp còn lấy ý kiến của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các đại diện khách hàng sử dụng điện lớn.
Theo ông Hoàng Quốc Vượng, Chánh văn phòng Bộ Công nghiệp, ý kiến của người dân chỉ là một trong số nhiều kênh tham khảo trước khi Bộ chốt phương án cuối cùng để trình Chính phủ. Tổ công tác liên ngành có nhiệm vụ tập hợp ý kiến và phân loại đối tượng. "Tất nhiên, trong quá trình hoàn thành đề án sẽ không tránh khỏi việc có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Mỗi người sẽ nghiên cứu và chọn phương án nào có lợi cho mình nhất", ông nói.
Ông Vượng cho biết, ngay giữa các ban ngành hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về việc điều chỉnh giá điện. Tuy nhiên, theo ông, trong tất cả các cuộc họp bàn thì hầu hết đều nghiêng về phương án 3 và 4. Nếu đến khi hết hạn lấy ý kiến công chúng rồi mà các bộ ngành vẫn chưa đi đến phương án cuối cùng thì lúc ấy Bộ Công nghiệp sẽ cân nhắc theo hướng phù hợp với lợi ích quốc gia và đông đảo người dân.
"Cá nhân tôi cho rằng phương án 4 hợp lý hơn vì nó đảm bảo bình đẳng giữa thành thị và nông thôn. Nếu tính lợi ích kinh tế thì việc đưa điện đến vùng nông thôn sẽ tốn kém và lợi nhuận không cao. Tuy nhiên, những người ở nông thôn vẫn chiếm số đông và họ lại là những người có thu nhập thấp, trong khi đó thời gian qua, họ lại phải chịu một mức điện khá cao. Theo tôi, điện là tài nguyên quốc gia cần phải bình đẳng và ai cũng được sử dụng như nhau. Thành thị chia sẻ lợi ích với nông thôn", ông Vượng nói.
M.K. - S.L.
▪ Người tiêu dùng yêu cầu xử lý dịch vụ chất lượng kém (14/03/2006)
▪ Nhập khẩu trái phép ắcquy chì: Sẽ xử lý dứt điểm trước ngày 19.3? (14/03/2006)
▪ Giá điện phải minh bạch (14/03/2006)
▪ Xuất khẩu chè tăng khá (14/03/2006)
▪ Đề nghị áp thuế xuất khẩu 0% với da cá sấu, trăn nuôi (14/03/2006)
▪ Nghịch lý lao động dệt may, da giày (14/03/2006)
▪ Ngân hàng không muốn giao việc cho 'cò' (14/03/2006)
▪ Cắt giảm nhiều dòng thuế (13/03/2006)
▪ Năm 2006: Tiếp tục giảm cước viễn thông (13/03/2006)
▪ Hiệp hội Lương thực VN: Xin vay vốn bằng thế chấp hàng hoá để mua lúa số lượng lớn (13/03/2006)