Cảng LPG Thị Vải: Công trình quốc gia tồi tệ nhất
Khảo sát địa chất công trình tuỳ tiện Công trình xây dựng cảng LPG Thị Vải có diện tích 40ha, được giao cho Cty tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía nam (Tedisouth) khảo sát địa chất công trình. Sau khi tiến hành khoan 23 hố khoan thẳng đứng, 13 hố khoan cắt cánh và 42 hố khoan xuyên tĩnh, Cty Tedisouth mô tả tổng quan: Lớp bùn pha sét rất mềm có độ xốp cao, tính lún lớn, có độ sâu từ 7,5m đến 23m phân bố ngay trên bề mặt. Lớp bùn và đất sét có độ chắc trung bình có độ sâu 50m. Với một kết cấu địa chất phức tạp như trên, lại được tiến hành xây dựng trên đó cả một công trình cảng nặng hàng trăm nghìn tấn, thì dù có "uống mật gấu" cũng phải đắn đo xem xét và đánh giá lại kết cấu địa chất công trình. Thế nhưng Nguyễn Quang Hạp lại bất chấp, cho tiến hành các công đoạn thiết kế, san lấp... Tất nhiên, Cty Tedisouth "ôm gọn" cục tiền khảo sát khá lớn và nhanh chóng đào tẩu. Sau khi toàn bộ công trình cảng LPG Thị Vải bị sụt lún ngày càng nghiêm trọng hơn, các đoàn thanh kiểm tra vào cuộc mới xác định, trong 23 hố khoan thẳng đứng trên diện tích 40ha chỉ có một hố khoan nằm ở trung tâm mặt bằng sẽ thiết kế thi công kho cảng LPG Thị Vải. Nghiêm trọng hơn, trong 78 hố khoan khảo sát địa chất công trình xây dựng, có đến 17 hố khoan hoàn toàn nằm ngoài khu vực xây dựng kho cảng LPG Thị Vải. Sau khi khắc phục hậu quả tạm thời và san nền ổn định, các cơ quan chức năng cho tiến hành khoan bổ sung 5 lỗ khoan, thì phát hiện phía dưới công trình vẫn là ổ bùn có độ dày từ 13m đến 26m. Kết quả quan trắc đã xác định toàn bộ nền công trình cảng LPG Thị Vải bị lún lớn từ 1,98m đến 2,85m, vượt quá tầm kiểm soát lún, gây hậu quả nghiêm trọng cho công trình ngay trong quá trình thi công xây dựng. Tổn thất về kinh tế cũng được xác định rất lớn và sẽ không dừng lại ở con số hàng chục triệu USD, trong đó lãng phí do kéo dài thời gian thi công chậm 24 tháng so với kế hoạch là 4,240 triệu USD và gần 53 tỉ đồng; chi phí cho Ban quản lý dự án gần 8,3 tỉ; chi phí thuê chuyên gia 8,272 triệu USD... Hiện nay, hàng loạt các sự cố vẫn đang được tiếp tục xử lý. Liên quan đến những sai phạm này, trách nhiệm thuộc về đại diện chủ đầu tư Nguyễn Quang Hạp và chủ đầu tư là Ngô Thường San - nguyên Tổng Giám đốc Tổng Cty Dầu khí VN. Một thành viên trong cơ quan tiến hành tố tụng vụ cảng LPG Thị Vải khẳng định với chúng tôi: Cảng LPG Thị Vải là một công trình tồi tệ nhất của quốc gia. Trần Quang
|
▪ Làn sóng đầu tư mới của Đài Loan (14/11/2005)
▪ Đồng bằng sông Cửu Long An Giang, Đồng Tháp nhận bàn giao dự án khắc phục hậu quả lũ lụt (15/11/2005)
▪ Sẽ trao 20 cúp vàng cho các sản phẩm càphê tại "Festival càphê Buôn Ma Thuột" (15/11/2005)
▪ Hậu kiểm các DN sản xuất, lắp ráp ôtô: Kết quả không nghiêm (15/11/2005)
▪ Thích nộp phạt! (14/11/2005)
▪ Ngừng ký quỹ một số mã dệt may đi Mỹ (14/11/2005)
▪ Doanh nghiệp FDI kém mặn mà với địa ốc (14/11/2005)
▪ Hàng không lo cúm gà (14/11/2005)
▪ Đề xuất tăng giá điện gần 15% (14/11/2005)
▪ TP HCM kiến nghị cho quảng cáo trên xe buýt (15/11/2005)