Chợ vùng biên ngày áp Tết: Nóng lên từng ngày Không phải ngẫu nhiên mà bất kể ngày nghỉ hay ngày thường, hàng đoàn xe cộ nối đuôi nhau chở khách lên Lạng Sơn, Lao Bảo, Móng Cái, Hồng Ngự, An Giang... khuân hàng về. Nào là quần áo, vải vóc, bánh kẹo, đường sữa, hàng điện tử, điện lạnh đến cả pháo lậu, đồ chơi bạo lực của trẻ em... Chưa bao giờ thị trường vùng biên ngày áp Tết lại nóng đến vậy.
Ông Nguyễn Đình Trường - Phó ban quản lý cửa khẩu phấn chấn: Ngoài số DN trên, khu cửa khẩu còn có khoảng 600 hộ kinh doanh buôn bán cố định, trong có 230 hộ tư thương người Trung Quốc, buôn bán tại 3 khu chợ tại đây. Hàng hoá ở đây đa dạng, đủ chủng loại nên hấp dẫn khách du lịch lên tham quan, mua hàng. Khu chợ Pò Chài - Trung Quốc như một tổng kho hàng khổng lồ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường Tân Thanh. Hàng hoá Trung Quốc tại đây được người mua sắm nhiều nhất vẫn là hàng quần áo, chăn len, đồ điện tử, hàng tạp hoá và cả những băng đĩa hình ngoài luồng, thiết bị giảm điện năng, đồ chơi bạo lực... Hàng bán chạy nhất ở chợ Đông Kinh vẫn là bếp điện từ TQ, nồi áp suất, cơm điện với giá phải chăng, hàng sành sứ, hàng bánh kẹo Trung Quốc như: Mứt nho, mứt táo... đều bán chạy, nhưng với trên 1.000 gian hàng cùng bày bán thì khách mua có "sạch túi" cũng không khan hiếm mặt hàng nào. Chợ Kỳ Lừa cũng có hàng nghìn quầy hàng và có đủ loại hàng hoá Trung Quốc bày bán không kém chợ Đông Kinh hay Tân Thanh. Đông khách nhất là các quầy bán rượu ngoại. Các loại rượu vang nho trong hộp giấy, "Giôn" đỏ là bán chạy nhất, có quầy bán được 5 - 7 chục triệu một ngày. Chiều 19.1, chúng tôi có mặt ở chợ biên giới Lao Bảo. Hàng chục xe ôtô du lịch biển số Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế... đỗ chờ cho du khách đi mua hàng. Tích thiểu thành đa, mỗi người cột 40 - 50 cây thuốc Jet lậu hoặc chục chai rượu lậu trong người; nhưng hàng trăm người, hàng ngàn lượt... Chỉ cần một nửa như thế lọt về Đông Hà, mỗi ngày hàng lậu từ Lao Bảo lọt về nội địa rõ ràng là không ít. Tại đây, hơn một tháng trước cũng vừa khai trương siêu thị tại lầu 1 chợ Hồng Ngự. Mặt hàng đang được tiêu thụ khá mạnh là quần áo may sẵn. Điều đáng chú ý là, nguồn hàng này nhập về từ TPHCM chứ không phải là "đồ sida" nhập qua biên giới. Được hỏi, hầu hết mấy bà, mấy chợ đi chợ đều nói rằng quần áo may sẵn nội địa hàng mới, giá rẻ phù hợp túi tiền người dân nông thôn. Còn tại các chợ vùng biên thuộc An Giang như Châu Đốc, Tân Châu, Tịnh Biên, hàng hoá cũng phong phú. Ngoài quần áo may sẵn, ở chợ Châu Đốc còn bày bán "quần áo sida". Các mặt hàng tiêu thụ khá mạnh thời điểm này còn có đồ điện tử... Tuy việc chống buôn lậu cuối năm được tăng cường, song theo người đi chợ, các mặt hàng lậu vẫn được bán lén lút, để lẫn lộn với hàng nội địa. |
▪ Công ty Thống Nhất: Bứt lên từ nguồn nhân lực (20/01/2006)
▪ WEBSITE HAY (20/01/2006)
▪ Nhộn nhịp đổi điện thoại cuối năm (20/01/2006)
▪ Giải quyết tranh chấp kinh doanh vẫn nặng về thủ tục (20/01/2006)
▪ Hàng ngàn chai rượu ngoại giả trên thị trường (19/01/2006)
▪ Mua chè của đồng bào dân tộc thiểu số với giá ưu đãi (19/01/2006)
▪ EU không ngăn chặn xuất khẩu giày da của Việt Nam (19/01/2006)
▪ Vận hành dự án mở rộng trạm biến áp Suối Dầu (19/01/2006)
▪ Đà Nẵng được hưởng một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi (19/01/2006)
▪ Áp lực cung cầu vốn đẩy lãi suất ngân hàng tăng cao (19/01/2006)