Khi Việt Nam "chơi chung sân" WTO Bài 4: Công nghiệp thời "hậu" WTO: Phải tìm "lối đi" riêng Hồng Quân Ngành công nghiệp đang ráo riết một cuộc "chạy đua" để hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi cánh cửa WTO mở ra. Điều đáng nói là ngay cả những ngành hàng bị coi là sẽ khó cạnh tranh khi hội nhập (cơ khí, luyện kim...), các chủ DN đều cho rằng đã sẵn sàng để "so găng" trên "sân nhà" và kể cả ra "sân khách".
Ông Lâm Chí Quang - Chủ tịch HĐQT TCty Máy động lực & Máy nông nghiệp (VEAM) - quả quyết, các sản phẩm cơ khí nhỏ, động cơ diesel, máy xay xát, rulô caosu của VEAM đang chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc tràn vào thị trường. Để tránh "đụng hàng", các sản phẩm cơ khí VN đã tìm đường xuất khẩu sang các thị trường mà hàng TQ khó lòng cạnh tranh được và điều này cũng chứng tỏ năng lực cạnh tranh của sản phẩm cơ khí không chỉ bó hẹp trên "sân nhà". Về thoả thuận song phương WTO vừa ký với Mỹ buộc VN bãi bỏ chính sách cấm nhập môtô phân khối lớn, giảm thuế nhập xe nguyên chiếc là 56% và phụ tùng linh kiện là 32%, ông Đỗ Hữu Hào - Thứ trưởng Bộ Công nghiệp - khẳng định "hoàn toàn không có vấn đề gì", vì thị trường VN thực sự cũng không có nhu cầu lớn đối với loại xe này. Còn với việc giảm dần theo lộ trình thuế đối với mặt hàng ôtô, đương nhiên sẽ là cuộc "so găng" của các liên doanh sản xuất ôtô trong nước bởi trước nay số này vốn được Nhà nước bảo hộ bằng hàng rào thuế tới 90% đối với xe nguyên chiếc nhập khẩu, nhưng theo ông Hào "cũng là điều kiện cần để có lợi cho người tiêu dùng". Bí quyết của các DN VN là chọn cho mình một lối đi riêng như tự tìm ra được những "thị trường ngách", "thị trường khe", tận dụng lợi thế những đơn hàng nhỏ mà các đối thủ cạnh tranh không quan tâm đến, hoặc đầu tư sản xuất những mặt hàng tầm trung và cao cấp. Thế mạnh nữa của chúng ta là sản xuất thiết bị cấu kiện kim loại và tàu hàng, mà minh chứng sống động nhất là ngành đóng tàu. Ông Liêm cho biết, do biết "lách" vào những kẽ hở của thị trường như thị phần tàu chuyên dụng, tàu cỡ nhỏ và thị phần tàu lớn, công nghệ đơn giản, sử dụng nhiều lao động nên ngành đóng tàu vẫn có chỗ đứng, ký được nhiều đơn hàng đủ việc làm đến hết năm 2008. Việc đổi mới cơ cấu công nghệ và trình độ công nghệ nhìn chung còn chậm. Bộ máy quản lý của các DN nhà nước còn cồng kềnh, kém hiệu quả. Hệ số ICOR (Investment Capital Output Rate) năm 1995 là 3,5 thì trong giai đoạn 2000-2005 hệ số tăng lên trung bình khoảng 5, tức là cứ 5 đồng vốn đầu tư mới làm ra được 1 đồng tăng thêm của GDP...
Theo dòng sự kiện: Khi Việt Nam "chơi chung sân" WTO |
▪ TPHCM: Triển khai dự án hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (16/06/2006)
▪ Tin kinh tế ngày 16.6 (16/06/2006)
▪ Rà soát tiến trình chuẩn bị hợp tác tài chính APEC năm 2006 (16/06/2006)
▪ Hà Nội sẽ ứng vốn để cải tạo các khu tập thể cũ nát, nguy hiểm (16/06/2006)
▪ An Giang: 253 lao động xuất khẩu về nước trước thời hạn (16/06/2006)
▪ Bình Dương: Khảo sát các vùng quy hoạch khu, cụm công nghiệp (16/06/2006)
▪ Sẽ là vô trách nhiệm nếu cho thực hiện vụ mua bán xăng giá rẻ (16/06/2006)
▪ Có thể có thêm 33 DN được phép xuất khẩu thuỷ sản sang Châu Âu (16/06/2006)
▪ Hệ thống phân phối trước hội nhập: Cơ hội ít, nguy cơ đổ vỡ nhiều (16/06/2006)
▪ Bourbon Thăng Long: Một số cửa hàng có hàng giả, hàng quá hạn (14/06/2006)