Thay 20 triệu bóng đèn để tiết kiệm điện?
Chỉ gây lãng phí? Và để sản xuất được lượng điện này, nhà nước phải đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng, trong khi để tiết kiệm được lượng tiền trên Nhà nước chỉ cần bỏ ra 575 tỷ đồng để thay thế đèn chiếu sáng. Theo các chuyên gia ngành điện, với thực tế hiện nay, cần nhiều biện pháp tiết kiệm điện, trong đó thay bóng đèn là biện pháp dễ thực hiện, ít tốn kém. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, bóng đèn compact huỳnh quang rất đắt, nguyên liệu sản xuất bóng compact phải nhập khẩu toàn bộ, vậy mà EVN kiến nghị Chính phủ bỏ tiền thay thế 20 triệu bóng đèn là áp đặt. Nhất là khi trước đây, EVN đã từng thực hiện dự án bán bóng đèn compact cho dân nhưng chưa tổng kết để rút ra bài học và tìm phương án thay bóng đèn dây tóc nóng sáng sắp tới ra sao? Số lượng đèn dây tóc nóng sáng người dân đang sử dụng hiện chính xác là bao nhiêu? Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, EVN đưa ra con số tiết kiệm 1,1 tỷ KWh chỉ là phép tính cộng dồn, chưa thực tế. Hơn nữa, giá bóng đèn compact huỳnh quang hiện khoảng 30.000 đồng/chiếc, còn giá bóng đèn sợi tóc nóng sáng chỉ 10.000 đồng chiếc. Nếu người dân không chịu thay loại bóng đèn này do tuyên truyền hiệu quả chưa sát như EVN đã từng thực hiện trước đây thì hàng trăm tỷ Nhà nước bỏ ra sẽ thành lãng phí? Không thể bắt dân thay bóng đèn Tuy nhiên, Bộ Công nghiệp vẫn đang xem xét, chưa trình Chính phủ đề án này, vì nếu thay được 20 triệu bóng đèn thì số điện tiết kiệm là nhìn thấy được, lợi ích rõ ràng, song không dễ để thực hiện thay thế như vậy được. Bởi, theo Vụ năng lượng và dầu khí, nước ta không còn thực hiện cơ chế bao cấp nên Nhà nước không thể bỏ tiền ra mua rồi buộc dân thay toàn bộ bóng đèn. Hơn thế nữa, nếu cứ dùng mệnh lệnh, thay thế 20 triệu bóng đèn thì công nghiệp sản xuất bóng đèn trong nước sẽ phá sản, còn các nhà nhập khẩu để sản xuất bóng compact được lợi... Vậy nên việc thay thế bóng đèn để tiết kiệm điện có thể sẽ chỉ dừng ở việc tuyên truyền giáo dục, trợ giúp sản xuất mà thôi. Rõ ràng đề xuất thay thế 20 triệu bóng đèn dây tóc nóng sáng là cần sớm thực hiện, nhưng thực hiện thế nào và để không phải móc hầu bao của Nhà nước tới gần 600 tỷ đồng là điều phải cân nhắc, tránh để rơi vào tình trạng hiệu quả không rõ ràng như đã từng diễn ra. (Theo TP) |
▪ Hà Nội sắp khai trương trung tâm mua sắm cao cấp đầu tiên (15/09/2005)
▪ Quy hoạch và quản lý quy hoạch: Vẫn chưa thể tìm thấy lối ra (15/09/2005)
▪ Vụ côngtơ điện tử: Đã có kết quả kiểm định ban đầu (15/09/2005)
▪ Khánh thành nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ ô tô đầu tiên (15/09/2005)
▪ Khởi công xây dựng khu TT thương mại và chung cư lớn nhất TP.Hạ Long (16/09/2005)
▪ Đà Nẵng: Ra mắt chi nhánh Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (16/09/2005)
▪ 230 triệu USD cung cấp thiết bị chính Nhà máy điện Cà Mau (16/09/2005)
▪ Tăng lãi suất: Ngân hàng tự "chém" chân mình? (16/09/2005)
▪ Công nghiệp ôtô Việt Nam: Vẫn là sản xuất giản đơn (16/09/2005)
▪ Công ty xuất nhập khẩu Thanh Hoá: Thất thoát hàng chục tỉ đồng (16/09/2005)