Công ty xuất nhập khẩu Thanh Hoá: Thất thoát hàng chục tỉ đồng Cty xuất nhập khẩu Thanh Hoá, tiền thân của Imexco Thanh Hoá được coi là một trong những doanh nghiệp đầu đàn của tỉnh. Thế nhưng sau khi cổ phần hoá (30.6.2004) một thời gian ngắn thì việc làm ăn thua lỗ ở doanh nghiệp này đã phơi bày.
Trách nhiệm của việc để cho doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên, báo cáo sai sự thật với các cơ quan chức năng thuộc về ai? Không thể không nói đến trách nhiệm của nguyên Giám đốc Cty Lê Minh và Phó Giám đốc Bùi Huy Hùng. Phải đợi đến khi cổ phần hoá, một doanh nghiệp đang trong tình trạng "hấp hối" mới bộc lộ trắng đen. Điều này cũng lý giải tại sao mãi đến tháng 8.2004, Cty mới tiến hành cổ phần hoá, chậm hơn 1 năm so với kế hoạch của tỉnh. Điều trớ trêu là ngay sau khi cổ phần hoá thì nguyên Giám đốc Lê Minh lại được bầu ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT, còn Phó Giám đốc Bùi Huy Hùng đảm đương chức vụ Phó Giám đốc điều hành, làm cho tình hình trong nội bộ Cty thêm lục đục, khiến nhiều CBCNV bất bình. Trong buổi làm việc với báo chí chiều ngày 13.9, ông Bùi Huy Hùng thừa nhận những khoản lỗ trong kinh doanh thời điểm trước khi cổ phần hoá lên tới 15 tỉ đồng ở trên. Ông Hùng lý lẽ cho cái sự đã rồi: "Số nợ và tài sản doanh nghiệp phải cân đối thì chúng tôi mới cổ phần hoá được chứ (?!). Nếu chúng tôi mất cân đối thì đã chuyển sang bán, khoán, cho thuê, thậm chí phá sản rồi". Ông Hùng lại tiếp tục biện bạch: "Phần lớn những nguyên nhân thua lỗ là do khách quan". Tuy nhiên, ông Hùng cũng thừa nhận rằng "một số khoản lỗ có thể tránh được", song do năng lực điều hành yếu kém của lãnh đạo Cty trong một thời gian dài nên mới gây ra hậu hoạ khó lường. Ông Hùng cho biết thêm, sau cổ phần hoá, định giá tài sản của Cty là 19 tỉ đồng (bao gồm trụ sở và các văn phòng tại Thanh Hoá, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Hải Phòng), trong đó công nhân góp cổ phần được 3 tỉ. Hiện, Cty còn nợ Ngân hàng Công thương Thanh Hoá 15,6 tỉ. Khoản nợ lớn này nằm hết trong tài sản cố định dẫn tới vốn lưu động của Cty bị mất cân đối. Tài sản thì có nhưng lại không có vốn lưu động để kinh doanh. Anh Tuấn |
▪ Hà Nội sắp khai trương trung tâm mua sắm cao cấp đầu tiên (15/09/2005)
▪ Quy hoạch và quản lý quy hoạch: Vẫn chưa thể tìm thấy lối ra (15/09/2005)
▪ Vụ côngtơ điện tử: Đã có kết quả kiểm định ban đầu (15/09/2005)
▪ Khánh thành nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ ô tô đầu tiên (15/09/2005)
▪ Giếng giả, tiền thật (15/09/2005)
▪ Đăng ký chất lượng di động không gồm việc tính cước (15/09/2005)
▪ Giải pháp chống thiếu điện mới chỉ trên giấy (15/09/2005)
▪ 'Thay bóng đèn để tiết kiệm 600 triệu USD' (15/09/2005)
▪ 171 doanh nghiệp nhận giải 'Sao vàng đất Việt' (16/09/2005)
▪ Bất lực trước đồ chơi ngoại nhập (16/09/2005)