"Trốn" cổ phần hoá? Công Thắng
Xin tách khỏi nơi CPH Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, CTHHĐĐ là DN phải CPH trong năm 2005. Ngày 17.9.2004, Hội đồng quản trị (HĐQT) TCty Hàng hải ra nghị quyết số 1081/NQ-HĐQT chuyển CTHHĐĐ cùng một số đơn vị thành viên thành Cty cổ phần theo hình thức "giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có tại DN, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn", trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối trên 50%. Việc CPH đã được Đảng uỷ, ban lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên trong CTHHĐĐ nhất trí tán thành, đưa ra thảo luận rộng rãi tới người lao động. Trong lúc CTHHĐĐ đang khẩn trương tiến hành các bước thủ tục để CPH thì Ban giám đốc Cảng Khuyến Lương - một thành viên của CTHHĐĐ xin tách khỏi Cty trước khi CPH (?) với lý do TCty Đường sông Miền Bắc - một đơn vị khác của Bộ GTVT - có công văn xin chuyển cảng Khuyến Lương về đơn vị này. Mặt khác, lãnh đạo cảng không tổ chức tuyên truyền, động viên cán bộ, công nhân viên nghiêm túc thực hiện chủ trương CPH, trái lại họ đã tổ chức nhiều cuộc họp lãnh đạo cảng, họp toàn thể công nhân viên... ra nghị quyết đề nghị CTHHĐĐ và TCty Hàng hải VN tách cảng Khuyến Lương khỏi CTHHĐĐ để cho cảng về trực thuộc TCty Hàng hải VN hoặc về với TCty Đường sông Miền Bắc trước khi CPH CTHHĐĐ. Không chấp nhận, ngày 23.2.2005, HĐQT TCty Hàng hải VN ra nghị quyết "thống nhất không tách cảng Khuyến Lương ra khỏi CTHHĐĐ khi tiến hành CPH DN", và tại cuộc họp giao ban ngày 12.4.2005, Ban lãnh đạo CTHHĐĐ "thống nhất xây dựng một phương án CPH bao gồm cảng Khuyến Lương. Lãnh đạo Cty sẽ không ký bất kỳ văn bản nào gửi Bộ GTVT hoặc TCty về việc này", nhưng Ban giám đốc Cảng Khuyến Lương liên tục họp ban ngành, các tổ chức của cảng "quyết liệt" xin tách khỏi CTHHĐĐ để không CPH. Trước "quyết tâm" của Cảng Khuyến Lương, lãnh đạo TCty Hàng hải đã thay đổi thái độ. Trong công văn 597/ĐMDN (ngày 23.5) gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch HĐQT TCty Hàng hải VN - ông Phạm Duy Anh - đã đề nghị cho tách cảng Khuyến Lương ra khỏi CTHHĐĐ, đưa cảng này về làm đơn vị hạch toán phụ thuộc TCty Hàng hải VN. Sao phải trốn CPH? Trao đổi với PV Báo Lao Động về những vấn đề nêu trên ở cảng Khuyến Lương, ông Hồ Xuân Hùng - Phó ban Đổi mới DN nhà nước T.Ư - cho rằng: "Gọi là "trốn" CPH cũng được, mà nói là không cũng được". Còn trong đơn thư tố cáo gửi đến Báo Lao Động, cán bộ, công nhân viên Cảng Khuyến Lương khẳng định đó là việc: "Giám đốc Cảng Khuyến Lương cố tình tách khỏi CTHHĐĐ để trốn tránh CPH". Theo phản ánh trong đơn, nguyên nhân khiến lãnh đạo Cảng Khuyến Lương không muốn là bởi "lãnh đạo cảng đã hiểu lệch lạc sự tiếp tục bao cấp của Nhà nước đối với cảng, tạo tư tưởng trông chờ, dựa dẫm muốn tiếp tục duy trì là DNNN". Mặt khác, "ban lãnh đạo cảng thiếu năng động trong công tác quản lý khiến hoạt động sản xuất kinh doanh không đem lại kết quả, làm cho đời sống người lao động trong cảng ngày càng đi xuống. Thu nhập của lao động trực tiếp chỉ từ 700.000đ - 800.000đ/tháng". Trao đổi với PV Báo Lao Động, nhiều công nhân cho biết: Nhậm chức giám đốc, phó giám đốc cảng đã gần 5 năm, nhưng các vị lãnh đạo cảng này chưa có phương án kinh doanh mới giúp cảng thêm việc làm; để đối tác chiếm dụng khoản tiền trị giá gần nửa tỉ đồng không có khả năng thanh toán; làm thất thoát khoảng 30.000m3 cát; đánh rơi cẩu KC.5364 (trị giá 300 triệu đồng)... Một nguyên nhân để "trốn" CPH nữa, theo ông Tạ Hoà Bình - Tổng Giám đốc CTHHĐĐ - "làm giám đốc DNNN chỉ cần bảo toàn được vốn, lo được lương cho người lao động. Còn làm giám đốc cho Cty cổ phần, ngoài hai nghĩa vụ nêu trên, còn phải làm lãi được tiền vốn đầu tư, nếu không sẽ bị sa thải". |
▪ Cty thiết kế và chuyển giao công nghệ cơ khí "xù nợ" DN Thái Lan (23/08/2005)
▪ Hết "ăn phần âm" (22/08/2005)
▪ Ruộng khát vì... chờ kênh (23/08/2005)
▪ Thuỷ sản Việt Nam cần được đóng mác an toàn ngay từ sân nhà (23/08/2005)
▪ Dự thảo Luật Doanh nghiệp mới: Đừng quá sợ "ma"! (22/08/2005)
▪ Aeroflot tạm ngừng tuyến bay Matxcơva - Hà Nội (23/08/2005)
▪ Gian lận thẻ thanh toán ở châu Á giảm dần (22/08/2005)
▪ FDI từ Đài Loan sẽ vượt 11 tỷ USD (22/08/2005)
▪ Bớt ưu ái với ôtô nội (22/08/2005)
▪ Nguy cơ mất hẳn thị trường basa Mỹ rõ dần (22/08/2005)