Dự thảo Luật Doanh nghiệp mới: Đừng quá sợ "ma"! TS Nguyễn Quang A
Doanh nghiệp nhà nước ở đâu? Đó "là câu hỏi nóng nhất được đưa ra thảo luận ở Uỷ ban Thường vụ Quốc hội", và được một số đại biểu chuyên trách cho là chưa được đề cập đến (ông Nguyễn Đức Kiên, LĐ 17-8 trang 7). Theo chúng tôi, nhận xét như vậy là chưa xác đáng. Điều 1 của dự luật "quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của (... các loại công ty...) thuộc mọi thành phần kinh tế". Điều 2 ghi: "Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế...". Như vậy, doanh nghiệp nhà nước có được bao gồm trong dự luật này. Hơn nữa, các mục 16, 17, 18 của Điều 4 nêu rõ các khái niệm về vốn của Nhà nước; các điều 162, 163, 164, 166 nói rõ về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH hay công ty cổ phần trong thời gian 4 năm, về thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước, về thành lập mới doanh nghiệp nhà nước, về luật này thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003. Thế thì vì cớ gì hỏi doanh nghiệp nhà nước ở đâu? Như thế, nếu doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật thống nhất sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho các doanh nghiệp đó, tạo cơ sở pháp lý cho các thí điểm về công ty mẹ - công ty con, về "tập đoàn" hay nhóm công ty. Ngược lại, một số kẻ tham nhũng sẽ còn ít đất dụng võ hơn. Tôi cho rằng, sẽ có những khó khăn kỹ thuật trong chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH hay công ty cổ phần, nhưng giải quyết chúng không khó, và đặt ra thời hạn 4 năm cho việc này là quá dài nhưng có thể chấp nhận được. Người ta thường coi là doanh nghiệp "ma" khi các cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, chính quyền địa phương) không nắm được gì, không biết nó ở đâu, v.v... Đấy là lỗi của công việc quản lý nhà nước, không phải là lỗi của Luật Doanh nghiệp. Thí dụ, có cơ quan đăng ký kinh doanh thống nhất không? Hệ thống thông tin của họ có được kết nối với hệ thống của cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật hay không? Các cơ quan đó có phối hợp được với nhau không? Nếu không, như vừa qua, thì có cấp phép, có thẩm định, có siết chặt đến mấy cũng vẫn không tránh được các hiện tượng đó. Vấn đề không phải là "khi thành lập doanh nghiệp, các đơn vị này phải chứng minh khả năng tài chính..., và khả năng lãnh đạo doanh nghiệp" như đại biểu Nguyễn Văn Thuận nghĩ, vấn đề là ở chỗ khác. Ai có năng lực và có thẩm quyền đòi họ chứng minh khả năng lãnh đạo doanh nghiệp? Họ chứng minh bằng cách gì? Ai đánh giá chứng minh của họ? Họ có quyền và có biết đánh giá không? Với một số lĩnh vực đặc thù như ngân hàng bảo hiểm, dịch vụ tài chính..., một số đại biểu đề nghị cần quy định bổ sung các quy định về năng lực tài chính, trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp" (LĐ 17-8, tr.7). Tôi nghĩ chắc các vị chưa đọc kỹ mục 2 - Điều 3, "Trong trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác với quy định của luật này, thì áp dụng theo quy định của luật chuyên ngành". Và thực sự các vấn đề mà các vị lo như nêu trên là do luật chuyên ngành hiện hữu điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đang làm khá chuyên nghiệp và rất chặt trong lĩnh vực này. Có lẽ nên bình tĩnh suy ngẫm, đọc kỹ dự luật, nhớ lại các luật do chính các vị đã thông qua và đừng lo sợ quá. Điều lo sợ ấy mới đáng gọi là "ma". |
▪ 1.000 tàu đánh cá "đứng bánh" (19/08/2005)
▪ Tàu thuỷ, ôtô "made in VN": Nội địa hoá tăng, xuất khẩu vượt trội (19/08/2005)
▪ Đóng băng do tâm lý (20/08/2005)
▪ Từ 1.9, Viettel giảm 27% cước điện thoại đường dài (20/08/2005)
▪ Thị trường bảo hiểm Việt Nam: Đã qua thời kỳ phát triển "nóng" (20/08/2005)
▪ Đồng Nai: Bò bị bệnh và chết hàng loạt (20/08/2005)
▪ Xăng dầu tăng giá: Doanh nghiệp "gồng mình" chống lỗ (20/08/2005)
▪ Tăng cường ngăn chặn những sản phẩm không đủ quy chuẩn (20/08/2005)
▪ VinaPhone và MobiFone sẽ tính cước theo block 1 giây? (20/08/2005)
▪ Quy chế mới về kinh doanh thép xây dựng (20/08/2005)