* Xin ông cho biết, tại sao các phiên xử do TAQS thực hiện, dường như công luận ít được biết đến?
- Hầu hết các vụ xử đều công khai, báo giới và nhân dân nếu quan tâm thì đều có quyền vào phòng xử của TAQS theo dõi. Có lẽ số lượng các vụ mà TAQS xét xử ít hơn rất nhiều so với ở TAND nên dư luận ít biết đến.
* Thưa ông, minh chứng nào cho thấy TAQS chưa một lần xử oan người vô tội?
- Trước nay, công luận và báo giới chưa từng đưa tin về trường hợp kêu oan nào sau phiên phúc thẩm ở TAQS, cũng không có trường hợp nào sau khi được xử phúc thẩm phải đưa ra chất vấn ở Quốc hội. Từ ngày có Nghị quyết 388, chưa có vụ đòi bồi thường oan, hay nói đúng hơn, TAQS chưa lần nào phải thực hiện bồi thường cho người bị xử oan.
* Điều kiện nào giúp TAQS bảo đảm không xét xử oan người vô tội thưa ông?
- Hiện nay, đội ngũ cán bộ TAQS đều là những người lính có năng lực, có kiến thức xã hội vững vàng và rất có kỷ luật trước pháp luật. Hơn nữa, số lượng vụ án liên quan quân đội xảy ra ít, những vụ án quá phức tạp trong quân đội không nhiều, vì vậy chúng tôi có luôn điều kiện nghiên cứu rất kỹ từng vụ án trước khi xét xử (số lượng án từ sơ thẩm lên phúc thẩm chỉ khoảng 30%). Ngoài ra, chúng tôi có những điều kiện khá lợi thế về thẩm quyền khi điều tra các vụ án.
* Những vụ án có nhiều đối tượng liên quan, kẻ phạm tội nếu là sĩ quan, quân nhân, viên chức quốc phòng sẽ được tách ra khỏi vụ án đó để cho TAQS xét xử, như vậy vụ án khó có thể được giải quyết, xét xử một cách khách quan, toàn diện?
- Việc tách án này đương nhiên được tiến hành cẩn trọng để không ảnh hưởng bản chất, sự thật vụ án. Còn nếu không thể tách ra, thì TAQS sẽ xét xử tất cả những đối tượng trong vụ án đó. Lý do đơn giản là chúng tôi có những thẩm quyền riêng về điều tra.
* Xin cảm ơn ông!
Tiền phong
Trong chiến tranh, những vụ án nổi tiếng do TAQS xét xử phải kể đến vụ xử tử hình tên Dương Công Kỉnh, kẻ chỉ điểm cho Pháp bắn giết 200 cán bộ cách mạng ở Huế, vụ xử tử hình tên Ba Nhỏ, nguyên là một cán bộ huyện thoái hóa biến chất, cướp bóc của dân và hãm hiếp phụ nữ ở Bình Xuyên; vụ C47 xử gián điệp biệt kích với 47 bị cáo, có tác dụng răn đe địch và nâng cao cảnh giác trong nhân dân; vụ xử tử hình Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha quân nhu, biển thủ khối tài sản lớn của quân đội ta. Năm 2004, TAQS Quân khu 9 đã xét xử Nguyễn Văn Dũi, nguyên Thượng tá, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Sông Tiền (An Giang) và đồng bọn (hầu hết là quân nhân dưới quyền Dũi). Những tên này dùng thủ đoạn "tạm nhập, tái xuất" đưa xăng dầu sang Campuchia nhưng thực chất giữ lại để tiêu thụ ở Việt Nam, gây thất thoát gần 80 tỷ đồng của Nhà nước.
|
|