Trong kiến nghị về Dự thảo luật Luật sư, Đoàn Luật sư TP HCM cho rằng, cử nhân Việt kiều đã qua đào tạo ngành này ở nước ngoài có đủ trình độ tư vấn về đầu tư thương mại quốc tế và giỏi ngoại ngữ. Nếu là thành viên của các đoàn luật sư Việt Nam, họ sẽ có những cống hiến tích cực cho nước nhà.
Theo bản kiến nghị, mục đích hoạt động của đoàn luật sư là cố gắng xây dựng một "lực lượng binh chủng đặc biệt". Khi được kết nạp vào các đoàn luật sư Việt Nam, luật sư Việt kiều có thể bổ sung nhanh những kiến thức cần có, đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp trong bối cảnh đất nước đang ngày càng hòa nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Cũng theo bản kiến nghị, Đoàn luật sư thành phố đã phản đối mạnh mẽ việc hình thành luật sư công. Căn cứ điều 19, Dự thảo Luật về Luật sư, thì "luật sư công" là những người làm trong các cơ quan nhà nước, công chức và ăn lương. Họ chỉ làm việc cho cơ quan quản lý trực tiếp hoặc các trung tâm, định chế trợ lý pháp lý cho người nghèo. "Luật sư công chỉ như một anh lính kiểng, không cọ xát được thực tế, không tham gia tố tụng thường xuyên... chỉ xuất hiện khi đụng việc. Các cơ quan Nhà nước, khi có việc cần có thể thuê luật sư dưới hình thức hợp đồng tư vấn pháp luật hoặc hợp đồng dịch vụ pháp lý", ông Nguyễn Đăng Trừng, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố, nói.
Đoàn luật sư cũng kiến nghị việc tổ chức đào tạo nghề luật sư. Phó chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố, Bùi Quang Nghiêm, trình bày: "Bộ Tư pháp chỉ nên tổ chức đào tạo các công chức trong ngành tư pháp như thư ký, kiểm sát viên, thẩm phán..., không nên ôm công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đoàn luật sư".
Ông Nghiêm cho biết thêm, mục đích kinh doanh đang được đặt quá nặng vì phí đào tạo hiện nay quá cao, thời gian học dài khiến các cử nhân luật mới ra trường khốn đốn. Chương trình học lại được định hướng bởi những người chưa bao giờ hành nghề luật nên mang tính sách vở và thiếu thực tiễn. Thực tế, đại bộ phận giảng dạy là các luật sư vì chỉ họ mới hiểu được nhu cầu của nghề và cần phải truyền đạt những gì. Vì vậy, "theo quan điểm của các luật sư thành phố, công việc này nên giao cho tổ chức hiệp hội luật sư Việt Nam mà trước mắt là đoàn luật sư của các thành phố lớn. Chúng tôi chỉ thu mức phí bằng 1/3 phí đào tạo mà Học viện Tư pháp đã thu mà vẫn đảm bảo chất lượng", ông Nghiêm kiến nghị.
N. Hải
▪ Vụ vỡ hụi lớn nhất với hơn 15 tỷ đồng ở Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh (18/02/2006)
▪ Con đường "gỗ lậu" ở vùng Loan (18/02/2006)
▪ Giấy nhà đất nào phải đổi theo mẫu mới? (18/02/2006)
▪ Bị thương khi truy bắt tội phạm (18/02/2006)
▪ TP HCM bỏ quy định tạm giữ xe máy (18/02/2006)
▪ Bán viên xỉ giá... 3 tỷ đồng (18/02/2006)
▪ Phá tụ điểm tiêu thụ biển số ô tô, xe máy bị đánh cắp tại Hà Nội (17/02/2006)
▪ Các doanh nghiệp hoan nghênh việc cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan (17/02/2006)
▪ Sẽ có mức phạt bảo đảm công bằng cho hành khách (17/02/2006)
▪ Karaoke, vũ trường: Vừa siết chặt lại vừa phổ cập? (17/02/2006)