Đó là quy định tại Thông tư 28/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý thuốc kháng HIV mua sắm tập trung cấp Quốc gia sử dụng nguồn Quỹ Khám, chữa bệnh BHYT và hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT.
![]() |
Người nhiễm HIV đến đăng ký khám bệnh, điều trị bằng Thẻ BHYT. Ảnh: Thùy Chi |
Theo đó, Thông tư quy định, về mua sắm tập trung cấp Quốc gia đối với thuốc kháng HIV sử dụng nguồn Quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT; quản lý việc sử dụng thuốc kháng HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT; tạm ứng và thanh toán chi phí thuốc kháng HIV sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT; chế độ, nguồn kinh phí và phương thức hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có BHYT.
Về tiêu chí lập kế hoạch nhu cầu sử dụng thuốc kháng HIV, Thông tư nêu rõ, số lượng người nhiễm HIV có thẻ BHYT hiện đang điều trị thuốc kháng HIV tại cơ sở y tế, trong đó phân loại người nhiễm HIV có thẻ BHYT theo phác đồ điều trị; dự kiến thay đổi số lượng người nhiễm HIV tham gia điều trị thuốc kháng HIV có thẻ BHYT trong kỳ lập kế hoạch; ước tính số lượng thuốc tồn kho từ nguồn BHYT tính đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo…
Quy trình lập kế hoạch nhu cầu sử dụng thuốc kháng HIV, trước ngày 10/7 hằng năm, cơ sở y tế phối hợp với Bảo hiểm Xã hội nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT ước tính và lập nhu cầu sử dụng thuốc kháng HIV và gửi cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trước ngày 20/7 hằng năm, cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc kháng HIV của tất cả các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và gửi về đơn vị mua sắm.
Việc sử dụng thuốc kháng HIV, Thông tư quy định, định kỳ hàng tháng, cơ sở y tế có trách nhiệm thống kê số lượng thuốc đã sử dụng tại cơ sở trong tháng đó; số lượng thuốc hiện đang tồn kho và hạn sử dụng của thuốc tồn kho để làm căn cứ điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Trường hợp thuốc mất mát, hư hỏng, hết hạn do cơ sở y tế hoặc nhà thầu gây ra thì cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu phải chịu trách nhiệm và không được thanh toán vào nguồn quỹ BHYT…
Quỹ BHYT chỉ tạm ứng, thanh quyết toán chi phí thuốc kháng HIV sử dụng trực tiếp cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT. Trường hợp thuốc mất mát, hư hỏng, hết hạn do nhà thầu gây ra, nếu nhà thầu đã nhận đủ tiền thì phải hoàn trả khoản kinh phí này cho đơn vị ký hợp đồng.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chuyển kinh phí cho đơn vị ký hợp đồng để thực hiện mua sắm số lượng thuốc kháng HIV đã được quy định trong văn bản thỏa thuận khung và nhu cầu điều chỉnh nếu có. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tạm ứng 80% kinh phí từng quý theo hợp đồng cho đơn vị ký hợp đồng.
Cơ quan Bảo hiểm Xã hội ký hợp đồng có trách nhiệm thông báo kết quả giám định và số quyết toán chi phí thuốc kháng HIV cho cơ sở y tế cùng với thời gian giám định và thông báo kết quả giám định, số quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Về chế độ nguồn kinh phí và phương thức hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT, cơ sở y tế lập dự toán ngân sách phần chi phí cùng chi trả thuốc kháng HIV của người bệnh tham gia điều trị có thẻ BHYT cùng thời gian lập dự toán ngân sách của đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gửi Sở Y tế để lập và bố trí dự toán chi ngân sách hàng năm cho Quỹ.
Theo phân cấp ngân sách của địa phương: Hàng quý, căn cứ chi phí cùng chi trả thuốc kháng HIV của người bệnh có thẻ BHYT do cơ quan Bảo hiểm Xã hội đã giám định và thông báo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư này, cơ sở y tế tổng hợp chi phí cùng chi trả thuốc kháng HIV gửi Quỹ trên địa bàn và Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả giám định của cơ quan Bảo hiểm Xã hội.
▪ “Trẻ em với vấn đề phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em” (21/07/2017)
▪ Bắt đối tượng người Lào vận chuyển hơn 26.000 viên MTTH (21/07/2017)
▪ Nhiều người phê ma túy trong tiệm game bắn cá (14/07/2017)
▪ Người đàn bà đãi sinh nhật bằng tiệc ma túy tại Sài Gòn (12/07/2017)
▪ Biên phòng bắt giữ hơn 1,1 tấn ma túy trong Tháng cao điểm (08/07/2017)
▪ Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ án ma tuý (03/06/2017)
▪ 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS: Bước tiến lớn bảo đảm quyền lợi cho người nhiễm HIV (29/06/2017)
▪ Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế (28/06/2017)
▪ Vụ hoa hậu Trương Hồ Phương Nga: Ông Mỹ thừa nhận 9 lần xuất ngoại cùng hoa hậu Phương Nga (23/06/2017)
▪ Việc buôn bán, vận chuyển cỏ Mỹ, lá Khát đã cấu thành các tội phạm về ma túy (22/06/2017)