Cô gái với mô hình “ABC” chống AIDS
Các Website khác - 14/12/2005

Herling năm nay 27 tuổi, đã từng là cư dân vùng Corvallis và là cựu nữ sinh đại học Oregan State, hiện cô đang làm điều phối viên chương trình HIV/AIDS cho tập đoàn quốc tế Medical Service ở Arlington, Va.

Cô phát biểu trước thềm hội nghị nói trên: “Thật vui mừng và hứng khởi khi được chứng kiến những việc đã làm được tại châu Phi”.

Khoảng 200 người từ các tổ chức tôn giáo khác nhau, trước tiên phải kể tới người châu Phi, đã tham dự diễn đàn do Mạng lưới chống AIDS Thiên chúa giáo khu vực liên châu Phi tài trợ. Nhóm người này sẽ tham dự Hội nghị quốc tế về AIDS và các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục tại châu Phi mà điểm tập kết cụ thể là Abuja.

Năm 2003, Tổ chức y tế thế giới và UNAIDS đã phát động chiến dịch “3 by 5”, một nỗ lực nhằm cấp thuốc kháng virus tới được 3 triệu người nhiễm HIV/AIDS ở các nước đang phát triển cho tới cuối năm 2005.

Những thông tin mới nhất nhận được gần đây cho thấy số người được điều trị mới chỉ vào khoảng 1 triệu người. Mặc dù thời điểm cuối năm đã cận kề và mục tiêu 3 triệu người được điều trị đã là điều không tưởng nhưng cô Herling cho biết, đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong công tác điều trị bệnh truyền nhiễm.

Những cảm xúc nồng nàn có thật của Herling được căn cứ vào công tác phòng chống.

Herling sinh ra tại Portland, từ nhỏ cho tới năm 12 tuổi cô sống tại Saudi Arabia, sau đó mới chuyển tới Corvallis để học tiểu học và phổ thông trung học.

Lớn lên, Herling học Đại học Williams ở Williamstown, Mass., tốt nghiệp ra trường cô nhận tấm bằng cử nhân về khoa học chính trị và lịch sử nhưng chuyên nhiều hơn về các nghiên cứu châu Phi.

Tháng sáu năm 2004, Herling lại tốt nghiệp khóa đào tạo sau đại học và nhận tấm bằng thạc sĩ về y tế công cộng ở OSU, tại đây cô đã chuyên nghiên cứu về y tế thế giới.

Nhận xét về Herling, cô Anne Rossignol, giáo sư y tế cộng đồng của OSU đồng thời là giáo viên hướng dẫn cho Herling nói: “Cô ấy là một nhà nghiên cứu tuyệt vời. Cô đã tạo được sự khác biệt của mình”.

Bà Rossignol gọi Herling là “người điềm tĩnh”, bà bảo, cô có thể đem lại niềm vui cho mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào”.

Những quan tâm tới công tác phòng chống AIDS đã đưa Herling tới Uganda, tại đây cô đã dành hẳn mùa thu năm 2003 để tập hợp các nhóm thanh niên trưởng thành. Cô hỏi họ về lý do khiến họ quan hệ tình dục và những động lực thúc đẩy họ lựa chọn.

Cô nói: “Họ đã chứng kiến rất nhiều người chết vì căn bệnh thế kỷ và họ không muốn sa vào vết xe đổ đó”.

Năm 1991, tỉ lệ lây nhiễm HIV đạt mức cao nhất ở Uganda với 15% trong tổng số dân cư, nhưng năm 2001, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 5%.

Herling và các cộng sự nghiên cứu sức khỏe cộng đồng khác cho rằng, chính mô hình “ABC” trong công tác phòng chống AIDS đã giúp cộng đồng Uganda chống lại đói nghèo, thất học, bất ổn định và giảm nhanh chóng tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nước.

Ở đây cũng cần nhắc lại một chút về mô hình “ABC”. “A” là viết tắt của “abstinence: tiết chế, “B” là viết tắt của “be faithful”: chung thủy còn “C” là viết tắt của “consistent and correct use of condoms”: thường xuyên sử dụng và dùng đúng cách bao cao su.

Herling tóm tắt qua chương trình giáo dục được Cục phát triển quốc tế của Mỹ thông qua hồi tháng 12/2002 với những lời lẽ rất ngắn gọn: “Nếu bạn còn trẻ, hãy sống tiết chế. Nếu bạn đã có gia đình, hãy chung thủy. Nếu bạn không thực hiện cả hai điều trên được, hãy dùng bao cao su”.

Khi Kế hoạch cứu trợ AIDS khẩn cấp của tổng thống Bush được công bố năm 2003, nó đã sử dụng mô hình “ABC” để khuyến khích sự xa lánh hoặc loại bỏ nguy cơ lây nhiễm ở hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới.

Kế hoạch của vị tổng thống này hy vọng sẽ điều trị được khoảng 2 triệu người nhiễm HIV, phòng chống 7 triệu ca nhiễm mới và chăm sóc được 10 triệu người nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi đại dịch HIV/AIDS.

Herling tham gia tập đoàn quốc tế Medical Service hồi tháng 10 năm nay. Tổ chức này hiện có các chương trình chống AIDS ở Haiti, MalawiMozambique, có thể tiếp theo sẽ mở rộng đến EthiopiaTanzania. Herling trông chờ sẽ dành được ít nhất 4 tháng mỗi năm ở các nước này.

Theo UNAIDS, số người nhiễm HIV đã tăng đến mức kỷ lục. Gần 40 triệu người trên toàn thế giới đã nhiễm phải virus HIV, gần 5 triệu ca nhiễm mới trong riêng năm 2004. Năm ngoái, đại dịch AIDS đã cướp đi 3 triệu cư dân trên toàn thế giới.

Kim Thoa theo http://www.gazettetimes.com