Đừng nói với tôi, tôi không muốn biết
Các Website khác - 28/04/2006

Người dân thường có xu hướng miễn cưỡng làm các xét nghiệm y tế chẩn đoán những bệnh dịch nghiêm trọng mà họ có nguy cơ mắc phải, đó là các bệnh như ung thư, HIV/AIDS và Alzheimer.

Một nhất mới đây đã phát hiện thấy, khả năng điều trị nhận thức được và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh sẽ chi phối tới quyết định tham gia hoặc lảng tránh việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh của người dân.

Theo nghiên cứu đó, người ta thường có xu hướng tìm kiếm thông tin chẩn đoán về những bệnh tật họ cho là nghiêm trọng nhưng có thể chữa trị được và tránh làm xét nghiệm với những bệnh họ cho là nguy hiểm và y học cũng phải bó tay.

Nghiên cứu có tên: "Đừng nói với tôi, tôi không muốn biết: Hiểu về sự miễn cưỡng của người dân khi nhận được các thông tin chẩn đoán y học" do ông Erica Dawson thuộc trường quản lý Yale, Kenneth Savitsky thuộc đại học Williams và David Dunning thuộc đại học Cornell thực hiện.

Dawson hiện là giáo sư hợp tác chuyên giảng về hành vi tổ chức đồng thời là nghiên cứu sinh tại trung tâm tìm hiểu khách hàng của trường quản lý Yale cho biết: "Nếu người dân nghĩ họ không thể chữa khỏi bệnh, họ sẽ không tìm hiểu về tình trạng sức khoẻ của họ ngay cả khi họ đang có nguy cơ lây nhiễm một bệnh rất nguy hiểm. Trong thực tiễn, họ có thể tìm mọi cách để trốn tránh bất cứ thông tin nào".

Trong một thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã vận dụng khả năng điều trị nhận thức được của bệnh rụng tóc, một căn bệnh gây rụng tóc song không đe doạ tới sức khoẻ người bệnh nói chung.

Khi những người tham gia nghiên cứu nghe các bác sĩ bảo họ có nguy cơ bị bệnh rụng tóc và đây là căn bệnh vừa nguy hiểm lại vừa chưa có cách chữa trị, họ lập tức từ chối những cơ hội để tìm hiểu các thông tin xung quanh căn bệnh này.

Trên cơ sở so sánh với những người được bảo rằng, bệnh rụng tóc là bệnh hoàn toàn có thể chữa lành được, những người tham gia nói trên hầu như không muốn làm xét nghiệm gen để biết kết quả cuối cùng, cũng không tình nguyện tham gia các nghiên cứu sắp tới về căn bệnh đồng thời cũng tránh luôn việc tìm kiếm các cuốn thông tin về căn bệnh.

Các tác giả dám chắc rằng, những kết quả thu được từ nghiên cứu có thể vẫn là mức độ thấp nếu so với những gì đang xảy ra trong thế giới thực. Vì hiện nay còn có nhiều loại bệnh khác nguy hiểm hơn rất nhiều so với bệnh rụng tóc.

Các phát hiện nói trên có thể giúp các chuyên gia chăm sóc y tế dự đoán được khinaof người dân có xu hướng tránh xa xét nghiệm để từ đó tư vấn cho họ phù hợp hơn.

Ông Dawson nói: "Những người làm công tác chăm sóc nên thảo luận về các lựa chọn điều trị không chỉ với người bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính mà còn cả với những người đang ngập ngừng song vẫn chưa đồng ý làm xét nghiệm".

Hiện tại, ông Dawson đang tiến hành một nghiên cứu mới nhằm ứng dụng các phát hiện của nghiên cứu vào việc tìm hiểu người dân đã tìm kiếm và xử lý thông tin như thế nào trong các lĩnh vực khác như môi trường bao gồm cả hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Chẳng hạn, nếu người dân cảm nhận được sự thay đổi thời tiết vừa là hiện tượng không thể tránh khỏi vừa rất nguy hiểm, họ có thể sẽ tăng cường hơn động thái kiểm duyệt với các thông tin họ biết mỗi ngày, họ cũng có thể tránh né hoặc không tin các dữ liệu cho rằng, hành tinh của loài người đang gặp phải những vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng.

Ông Dawson nói: "Trong nhiều năm qua, các nhà hoạch định chính sách đã bỏ nhiều nỗ lực trong việc phủ nhận sự biến đổi thời thiết là một vấn đề hơn là bỏ công ra tìm hiểu về nó.

Tôi nghĩ, đây chính là phương pháp tự bảo vệ giống như việc tránh né những xét nghiệm cho biết có thể bạn đã mắc phải một chứng bệnh nguy hiểm và không thể điều trị được".

Đỗ Dương theo http://www.ktbs.com