Giải pháp mới chống AIDS cho các doanh nghiệp
Các Website khác - 23/03/2006

Đối với nhiều doanh nghiệp, chi phí hàng ngày cho công tác quản lý đại dịch HIV/AIDS có thể là một viên thuốc đắng chẳng dễ nuốt chút nào.Các thống kê cho thấy một tình trạng đáng báo động thế này: áp lực lên doanh nghiệp là rất đáng kể và chi phí cho vấn đề đại dịch thế kỷ ngày một tăng cao. Nếu không kịp hành động kiểm soát bệnh dịch, chắc chắn doanh thu của các hãng đó sẽ chịu tác động ngược chiều không mong muốn.

Nếu không được kịp thời ngăn chặn, đại dịch HIV/AIDS sẽ tác động lên các doanh nghiệp qua hàng loạt vấn đề như: tăng chi phí điều trị, đời sống và chăm sóc người ốm đau, bệnh tật; giảm năng suất lao động do công nhân không thể lao động vì ốm, điều đó cũng có nghĩa là phải chấp nhận số trường hợp vắng mặt không lý do ngày càng nhiều, chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân lực cũng tăng do tác động tiêu cực của tốc độ thay thế công nhân quá nhanh.

Chính vì những lý do đó mà sự thất bại không kiểm soát được đại dịch cấp tổ chức cũng đồng nghĩa với sự thất bại trong điều hành doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp ở Kenya nhận thấy, HIV/AIDS không chỉ là vấn đề của người khác nữa vì bản thân họ cũng đang phải đối mặt với tình thế khó khăn này.

Mọi tổ chức đơn vị cần phải lập kế hoạch, triển khai, quản lý và theo dõi chương trình kiểm soát toàn diện nguy cơ HIV/AIDS trong doanh nghiệp của mình, làm được như thế, họ sẽ tự củng cố sức mạnh của mình để giải quyết hiệu quả những tác động không mong muốn do đại dịch gây ra với cả lực lượng lao động và trong cả vấn đề mấu chốt.

Nhưng ngay cả khi có một chính sách tích cực giải quyết đại dịch AIDS, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với thách thức tìm kiếm một giải pháp quản lý nơi làm việc thật hiệu quả. Đây là lĩnh vực mà nếu sử dụng hợp đồng bảo hiểm hợp lý sẽ là một giải pháp mang tính dự trữ. Khi đó, chủ doanh nghiệp có thể dự thảo ngân quỹ cho khoản chi phí cố định.

Một chính sách bảo hiểm như thế sẽ dẫn tới việc, những nguy cơ do đại dịch gây ra được chuyển từ chủ doanh nghiệp sang doanh nghiệp bảo hiểm. Khi sức khoẻ các các công nhân nhiễm HIV được kiểm soát, giải pháp bảo hiểm sẽ đảm bảo cho họ duy trì được năng suất làm việc hiệu quả.

Kenya, thật không may là ngành bảo hiểm vẫn thiếu một giải pháp phổ biến rõ ràng về vấn đề HIV/AIDS. Việc thực thi được tiến hành khác nhau ở nhiều công ty khi phải loại trừ dứt khoát các trường hợp nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm trong khi vẫn có những công ty bảo hiểm như APA lại trợ cấp y tế cho cả những trường hợp nhiễm bệnh.

Tiến xuống phía nam, các hãng bảo hiểm còn cung cấp những giải pháp mạo hiểm cho những người nhiễm bệnh bất chấp việc Nam Phi là khu vực có tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới.

Hãng bảo hiểm đi tiên phong trong việc bán bảo hiểm cho người nhiễm HIV/AIDS là Metropolitan Life. Đây cũng là hãng đầu tiêu liệt AIDS vào danh sách các bệnh chết người nhưng năm 1996 lại trở thành doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên trên thế giới bán bảo hiểm nhân thọ cho những người nhiễm HIV.

Hiện tại, công ty này còn cung cấp một dịch vụ gọi là Aids Solution Funder, một giải pháp cho nơi làm việc toàn diện và chính thể. Dịch vụ này giúp theo dõi, chăm sóc các nhân viên nhiễm HIV, kéo dài giai đoạn phát triển sang AIDS càng lâu càng tốt.

Công việc trên được tiến hành qua một chương trình quản lý bệnh dịch của một công ty độc lập thực hiện. Mục đích là tạo được sự quản lý về mặt y tế với những người bệnh nhằm cải thiện sức khoẻ cũng như chất lượng đời sống cho họ, kéo dài thời gian sống và cho phép họ có khả năng lao động trong một thời gian lâu hơn. Nhờ thế, tất cả các nhân viên đều có thể tham gia vào một môi trường được chăm sóc, hỗ trợ, cải thiện tinh thần của người lao động tại nơi làm việc.

Giải pháp trên có thể sớm được thực hiện tại địa phương còn giờ đây hãng Metropolitan Life đã mở cửa hàng tại Kenya. Với những kế thừa phong phú trong lĩnh vực quản lý và phát triển nghiên cứu, Metropolitan Life được coi là hãng đi đầu trong lĩnh vực này, người ta hy vọng, khi công ty này triển khai thực hiện công tác, các lợi ích mà dịch vụ của hãng mang lại sẽ được mở rộng tại Kenya.

Đỗ Dương theo http://allafrica.com