Hôm thứ tư tuần trước, một nhóm hoạt động nhân đạo đã yêu cầu hãng dược phẩm Abbot Laboratories Inc. phổ cập loại thuốc mới điều trị HIV ở các nước đang phát triển, nhất là châu Phi.
Đó là yêu cầu của tổ chức cứu trợ Medecins Sans Frontieres (MSF). Theo tổ chức này, loại thuốc mới với công thức lopinavir/ritonavir của Abbot đặc biệt có lợi với các bệnh nhân HIV/AIDS đang sinh sống tại nhiều quốc gia nghèo vì các ưu điểm: số viên thuốc phải uống hàng ngày ít, bảo quản không cần tủ lạnh và không yêu cầu kiêng khem trong ăn uống.
Tại cuộc họp báo tại Lagos, thành phố lớn nhất của Nigeria, cô Helen Bygrave thuộc nhóm MSF khẳng định: "Một sự thật mỉa mai là loại thuốc được bào chế để bảo quản không cần tủ lạnh dường như là dành cho những khu vực như Nigeria lại không hề có sẵn tại các khu vực ấy".
Chúng ta biết rằng tiểu vùng Sahara châu Phi chỉ có khoảng 10% dân số thế giới nhưng lại chiếm tới 60% tổng số người nhiễm HIV/AIDS toàn cầu.
Theo UNAIDS, đã có hơn 3 triệu người châu Phi nhiễm HIV năm 2005, chiếm 64% tổng số ca nhiễm mới toàn cầu.
MSF hiện đang cung cấp thuốc kháng virus cho hơn 60,000 bệnh nhân thuộc 9 nước thuộc châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Tổ chức này có nhu cầu rất bức thiết về loại thuốc mới vì rõ ràng không thể có sẵn tủ lạnh để trữ thuốc phục vụ số đông người bệnh ở các nước nghèo.
Loại thuốc mới của hãng Abbot được tiếp thị có tên gọi Kaletra, dạng viên, không tan ở nhiệt độ cao như phiên bản thuốc cũ ở dạng viên nang mềm.
Thiếu thốn thuốc điều trị
Theo MSF, phiên bản mới của Kaletra đã được Cục quản lý thuốc và dược phẩm Mỹ thông qua hồi tháng 10 qua song loại thuốc này vẫn chưa thực sự phổ biến ở các nước thuộc thế giới thứ ba.
Do đó, MSF yêu cầu Abbot cần phải đăng ký sản phẩm mới này tại các nước đang phát triển, bán thuốc với yêu cầu gần 500 đô la thuốc điều trị cho mỗi bệnh nhân trong một năm và tiến tới loại bỏ rào cản bản quyền, giúp sản xuất các thuốc điều trị cùng loại ở các nước đang phát triển đó.
Trong lời phản hồi đăng trên trang web của hãng, Abbot cho biết hãng này đang tiến hành đăng ký sản phẩm tại các nước đang phát triển càng nhanh càng tốt. Cũng theo Abbot thì hãng này đã đưa sản phẩm của mình có mặt tại 69 quốc gia nghèo nhất thế giới.
Abbot khẳng định: "Trong khi việc định giá thành thuốc viên mới lopinavir/ritonavir chưa từng được thực hiện ở các nước ngoài Mỹ song Abbot vẫn giữ phương thức đầy trách nhiệm trong việc định giá thuốc điều trị HIV và sẽ tiếp tục duy trì như vậy".
Kaletra là loại thuốc điều trị "dòng hai", chỉ được áp dụng khi các loại thuốc kháng virus tiêu chuẩn không còn tác dụng.
Theo MSF, năm 2005, 6% số bệnh nhân của tổ chức đã điều trị thuốc kháng virus được 3 năm đều phải chuyển sang dùng các thuốc điều trị "dòng hai". Một chương trình điều tra, nghiên cứu của MSF cho thấy, sau 4 năm điều trị ARV, khoảng 16% số người bệnh cần điều trị bằng các thuốc dòng hai.
Rõ ràng con số đó khẳng định nhu cầu cao và ngày càng tăng về các loại thuốc "dòng hai" mới hơn, dễ thích ứng hơn".
Ibrahim Umoru, một trong 1,200 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh xá của MSF ở
Còn Umoru, một bệnh nhân đã điều trị loại Kaletra phiên bản cũng được khoảng 5 tuần lại cho biết, để bảo quản thuốc, anh đã phải gửi thuốc trong tủ lạnh của nhà bạn cách nhà anh rất nhiều con phố.
Dương Kim Thoa theo http://news.yahoo.com
▪ Nhà thờ đẩy mạnh chiến dịch chống AIDS (14/03/2006)
▪ Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% (15/03/2006)
▪ Giáo dục về HIV từ mẫu giáo (13/03/2006)
▪ Đại sứ LHQ phát động chiến dịch ủng hộ trẻ mồ côi châu Phi (13/03/2006)
▪ Nam Phi: Mời thầy lang tham gia chống AIDS (11/03/2006)
▪ Ấn Độ: Xét nghiệm HIV trước khi kết hôn thay cho xem bói (07/03/2006)
▪ Ấn Độ: Xét nghiệm HIV bắt buộc với quân nhân ở vùng đông bắc (07/03/2006)
▪ Triển khai kế hoạch chiến lược chống AIDS giai đoạn 2006-2010 (06/03/2006)
▪ Phát huy vai trò giới trẻ trong cuộc chiến chống HIV/AIDS (03/03/2006)
▪ Khai trương trung tâm y tế dành cho trẻ nhiễm HIV/AIDS (01/03/2006)