Thôn Lưu Thượng là một trong 8 thôn thuộc xã Phú Túc. Từ xưa, thôn Lưu Thượng có nghề truyền thống là mây tre đan, cung cấp cho thị trường trong nước và nước ngoài. Ngoài công việc đồng áng, người dân cũng có thu nhập khá từ những sản phẩm này. Chúng tôi đi tới đâu, từ con đường liên huyện đến các ngõ hẻm, từ trung tâm của thôn đến mọi gia đình, các thành viên đều làm được những chiếc giỏ, cái ghế, bàn bằng nét độc đáo riêng của mình. Sự giao lưu kinh tế, thông thương, người trong thôn đi nhập hàng, người tứ phương đến đặt sản phẩm khiến cho đời sống của người dân thêm năng động, nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, bên cạnh việc mở rộng giao thông đó, các tệ nạn ma túy, mại dâm kéo theo là dịch HIV/AIDS có "đất" để phát triển.
Trước tình hình trên, lãnh đạo xã đã phối hợp với Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh (Hà Tây cũ) để phổ biến kiến thức, tuyên truyền về HIV/AIDS. Ông Viễncho chúng tôi biết: "Ngày trước, khi nói đến "Sida" thì người dân ở đây sợ lắm nhưng nhờ được tuyên truyền, giải thích nên mọi người cũng dần nhận ra căn bệnh này không đáng sợ như tưởng tượng". Ngay tại Nhà văn hóa của thôn, người dân được các cán bộ, chuyên viên giảng dạy về phòng, tránh lây nhiễm HIV.
Chính quyền xã đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS, Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, trưởng trạm Y tế xã làm phó ban và các Bí thư, Trưởng thôn là thành viên. Nhân hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống AIDS, lãnh đạo xã ra phát động đến toàn thể cán bộ và người dân hăng hái tham gia. Các trưởng thôn là những người trực tiếp tiếp cận với dân, đến hộ gia đình, nói chuyện với từng thành viên cách bảo vệ mình trước dịch HIV. Để công tác tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả cao. Từ Chủ tịch Uỷ ban, Bí thư Đảng ủy đến các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện nếp sống lành mạnh. Bản thân, gia đình mình sống tốt để làm gương cho gia đình khác noi theo. Ngoài ra, Ban chỉ đạo luôn chú trọng đến các văn bản quy phạm, pháp luật trong phòng, chống HIV/AIDS.
Nhà Văn hóa thôn là nơi người dân đến sinh hoạt, tham gia giao lưu văn nghệ. Lãnh đạo thôn cùng với hội nông dân, người cao tuổi, Đoàn thanh niên... nói chuyện, trao đổi tuyên truyền về HIV. Nhằm nâng cao tính hiệu quả, Ban chỉ đạo thôn phối hợp cùng với Hội phụ nữ đi phát bao cao su tránh cho chị em sinh con ngoài ý muốn và cái sâu xa hơn nữa là phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là HIV/AIDS. Chúng tôi được biết thêm, trưởng thôn là người giữ số tiền từ quỹ phúc lợi xã hội, cuối năm sẽ thưởng cho những học sinh nghèo vượt khó, người già không nơi nương tựa, đặc biệt là trẻ em mồ côi do AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Ông Viễn nói vui: "Chúng tôi là những người lãnh đạo gần dân nhất, thấu hiểu được dân muốn gì, phát động, tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS như thế nào có hiệu qủa cao". Và ông lấy ví dụ: "Đầu năm, thanh niên đi làm ăn xa, chúng tôi mời đến gặp mặt, động viên họ hãy chăm chỉ đem nhiều tiền về đỡ đần bố mẹ... nhưng phải luôn có bao cao su để không mang "con" HIV về làng".
Những chiếc ôtô chở đầy sản phẩm của người con Lưu Thượng đi xuôi ngược và lố mây mới nhập từ các nơi về làm cho ngôi làng thêm tấp nập. Người dân đã có cái ăn, cái mặc, đường làng đã được đổ bê tông. Niềm vui đã đến với những người nông dân... Duy Cường |
▪ Tự lực, tự cam kết (29/11/2008)
▪ Hội nghị chia sẽ kinh nghiệm thực hiện Dự Án GIPA TP Hồ Chí Minh (28/11/2008)
▪ QUAN TÂM SỚM ĐỂ DỰ PHÒNG SỚM (27/11/2008)
▪ "Vua cắt hình bóng"Vũ Anh:"Đẩy lù HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người" (25/11/2008)
▪ Dùng phim để tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS (24/11/2008)
▪ Hải Phòng : “Dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con” do Hội LHPN, văn phòng dự án GIPA tổ chức (22/11/2008)
▪ Chống cự HIV bằng rễ cây hoàng kỳ (22/11/2008)
▪ Tuyên truyền phòng chống AIDS trong trường THPT tại Quảng Trị (21/11/2008)
▪ Phòng, chống HIV/AIDS phải luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài (20/11/2008)
▪ Nhảy múa vì cuộc sống (20/11/2008)