Cấu tạo HIV. |
Kỹ thuật định vị và tiêu diệt tế bào miễn dịch nhiễm HIV có hiệu quả trên chuột và đang được chuẩn bị thử nghiệm ở khỉ. Nó không phải là một phương thuốc chữa trị mà là kỹ thuật giúp bệnh nhân AIDS không còn phải uống nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ nghiêm trọng từ tiêu chảy cho tới bệnh tim. Nói cách khác, nó ngăn chặn HIV lây lan hơn nữa trong cơ thể.
Liệu pháp chống retrovirus hay HAART có thể giúp bệnh nhân HIV khoẻ mạnh trong nhiều thập kỷ song không tiêu diệt được virus tiềm tàng, ẩn trốn trong các tế bào miễn dịch. Zack và đồng nghiệp đã phát triển một hệ thống 2 bước, kích hoạt tế bào miễn dịch mà virus trốn trong đó rồi tiêu diệt tế bào đó trước khi virus có thể trốn thoát.
Tế bào mà họ nhằm vào được gọi là tế bào T. Tế bào T là tế bào của hệ miễn dịch mà HIV thích lây nhiễm nhất. Tế bào T nhiễm HIV có thể nằm im trong một thời gian dài. Khi chúng nằm im, thuốc HIV không thể tìm thấy chúng và tiêu diệt virus lẩn trốn bên trong. Zack cho biết: ''Cứ khoảng 1 triệu tế bào T thì có một tế bào chứa HIV nằm im mà các loại thuốc chống retrovirus không thể tiếp cận. Vì vậy, để có thể tấn công tế bào, bác sĩ phải kích hoạt nó''.
Những nỗ lực để làm điều đó đã thất bại trong quá khứ bởi kích hoạt mọi tế bào T của bệnh nhân có thể làm cho họ ốm nặng, thậm chí là tử vong. Nhóm nghiên cứu của Zack đã sử dụng 2 hợp chất để kích hoạt từng phần tế bào T: interleukin-7 (IL-7) - hợp chất tự nhiên và prostratin, có nguồn gốc từ một cây bản địa ở đảo Samoa. Sau đó, 2 hợp chất này bắn ra một loại kháng thể được ghép với một phân tử độc hại. Độc tố tiêu diệt tế bào trước khi nhiều virus được tạo ra.
Phương pháp mới có hiệu quả ở chuột, tiêu diệt 70-80% tế bào T chứa virus HIV âm ỉ. Nó không tấn công nhầm tế bào khoẻ mạnh. Tuy nhiên, rất khó thử nghiệm HIV ở động vật bởi nó là một loại virus ảnh hưởng tới con người theo một cách đơn nhất. Nhóm dự định thử nghiệm ở khỉ bị nhiễm virus SHIV. AIDS đã cướp đi sinh mạng của 28 triệu người trên thế giới kể từ những năm 1980, phần lớn số bệnh nhân này tập trung tại châu Phi nơi các loại thuốc chống AIDS là một mặt hàng xa xỉ.
(Minh Sơn - Theo Reuters)
▪ Nam Phi đã đi cùng thế giới (09/08/2003)
▪ Nam Phi chống HIV/AIDS: Đơn độc hay đi cùng thế giới? (05/08/2003)
▪ "Phải tập trung chống AIDS như chống SARS" (05/05/2003)
▪ UNDP và Australia giúp đỡ Việt Nam phòng chống HIV/ AIDS (03/04/2002)
▪ E-vonne, trang web đầu tiên cho người đồng tính (09/02/2002)
▪ Xa đi, sida (17/06/2001)
▪ Xa đi, siđa! (03/05/2001)
▪ Anh và Thụy Điển hỗ trợ Việt Nam 25 triệu USD để phòng lây nhiễm HIV (10/05/2003)
▪ Sẽ tăng trợ cấp cho các đối tượng xã hội (16/09/2003)
▪ Nhiều ưu tiên cho người liên tục tham gia BHYT tự nguyện (10/09/2003)