Bao cao su có từ khi nào?
Bằng cớ xưa nhất về “bao cao su” (BCS) được tìm thấy trên những bức họa cổ trong những hang động của Ai Cập cổ đại từ hơn 1.350 năm trước Công nguyên. Thật khó đưa ra những giải thích về mục đích dùng BCS của người Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên dựa vào những hình vẽ trên bức họa có thể tin rằng người xưa đã sử dụng BCS vì nghi lễ tôn giáo và có thể họ dùng BCS để tránh chấn thương hoặc ngăn cản côn trùng đốt. Tuy nhiên, nhà giải phẫu học người Italia, Gabrielle Fallapius (người cũng đã có công mô tả hình thái giải phẫu của buồng trứng, vòi trứng ở phụ nữ) mới là người có những mô tả đầu tiên về BCS gần gũi với “công cụ” mà chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Vào những năm 1500, Fallopius đã phát minh ra một phương pháp đặc biệt có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm của bệnh giang mai. Ông đã nghiên cứu trên 1.100 người đàn ông, cung cấp “bao cao su” cho họ như là một dụng cụ để ngăn chặn sự lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục. Kết quả, tất cả những người đàn ông đã sử dụng BCS không ai bị mắc bệnh. Gần đây nhất là cuộc cách mạng về công nghệ BCS xảy ra vào những năm 1930 bằng việc giới thiệu một loại vật liệu đặc biệt dưới dạng “nhựa lỏng” và sau đó là nhựa tổng hợp vào năm 1984. Điều này đã cho phép người ta sáng tạo ra những loại BCS có độ nhạy cảm cao và bao cao su cho phụ nữ. Cho đến năm 1986 thì Hiệp hội ngoại khoa Hoa Kỳ đã chứng thực rằng sử dụng BCS có hiệu quả cao trong phòng chống HIV/AIDS.
Công dụng của BCS
BCS có nhiều công dụng như: Phòng ngừa HIV/AIDS và những bệnh lây truyền qua đường tình dục; tránh thai; dùng để khám phụ khoa hoặc chất tiết dịch khác khi không có găng tay; dùng để đặt túi nước kích thích đẻ non... Đặc điểm chung của các loại BCS đều có một chỗ phình ở phần đầu để chứa tinh dịch và làm giảm sức căng, có một số ít người không hiểu và làm thủng chỗ đó nên rất nguy hiểm. Ngoài ra, tất cả BCS đều được bôi một chất dịch trơn, thường là dầu silicone, nó giúp tạo sự trơn tru cần thiết làm cho bao khó rách và không có hại cho âm đạo. Dùng BCS có ngăn chặn lây nhiễm HIV và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác không? Câu trả lời là: không bảo đảm 100%. Theo nguyên tắc, để bảo đảm chắc chắn nhất là phải mang BCS ngay từ lúc “bắt đầu lên giường”.
Một số “sự cố” khi sử dụng BCS
Dị ứng
Nếu bạn thấy khu vực đó bị kích thích, đỏ lên hoặc ngứa ngáy sau khi sử dụng BCS thì rất có thể bạn bị dị ứng với nó. Thực tế, dị ứng với chất latex sản xuất BCS là rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể gặp do cơ địa nhạy cảm với chất polyurethan, một loại nhựa tổng hợp. Thông thường, hiện tượng dị ứng xuất hiện do nonoxynol 9 hay nonoxynoll 11, một chất diệt tinh trùng có trong thành phần chất bôi trơn BCS. Vì vậy, hãy tránh các loại BCS có ghi “có chất bôi trơn diệt tinh trùng”. Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới sự kích thích đó là do ma sát quá lớn và cách tốt nhất là dùng thêm chất bôi trơn. Hãy cho chất bôi trơn vào phần đầu BCS để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tuột bao
Nếu bạn phát hiện BCS bị tuột ra, bạn có thể nghĩ rằng nó quá lớn so với “cậu nhỏ” của bạn. Thực tế thì thường là do nó quá nhỏ. Nếu kích cỡ của BCS quá nhỏ thì việc lồng nó vào sẽ rất khó khăn và không thể kéo lên mức cao nhất có thể. Điều này có nghĩa phần vòng cuốn của BCS có thể mắc lại khi làm “chuyện ấy” và khiến nó bị tuột. Nếu gặp phải vấn đề này thì bạn cần phải tìm mua bao đúng cỡ nhưng cũng không phải là dễ bởi rất ít nhà sản xuất ghi rõ chiều dài và rộng của BCS. Tuy nhiên, một vấn đề khác là hầu hết cánh nam giới đều không thực sự biết kích cỡ thực sự “cậu nhỏ” của mình nên cách tốt nhất là bạn phải thử. Sau khi xuất tinh, “cậu nhỏ” sẽ nhanh chóng “xì hơi” nên BCS cũng dễ dàng tuột ra và tinh dịch sẽ lọt sang phía đối tác. Vậy nên hãy nhớ tháo bao ra khỏi “cậu nhỏ” ngay sau khi “chuyện ấy kết thúc”.
Nứt và vỡ
Nghiên cứu cho thấy hiện tượng BCS bị vỡ không phải là những câu chuyện phiếm mà thực sự là nó đã xảy ra khi các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát tại Australia, Mỹ, Pháp. Một trong những thủ phạm gây ra tình trạng này chính là việc xé vỏ bao bằng răng, kéo, dao hoặc “cậu nhỏ” có dị tật. Tiếp theo nữa là do thiếu kinh nghiệm: những người thường xuyên dùng BCS ít khi gặp phải vấn đề này trong khi những người thỉnh thoảng sử dụng lại thường xuyên gặp rắc rối. Thiếu chất bôi trơn cũng được xem là một nguyên nhân. Trong trường hợp BCS gặp sự cố, chị em cần được tư vấn của bác sĩ để sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp.
Thay cho lời kết
Cũng giống như việc “tìm hiểu” người yêu hay kết thân với một người bạn, khi có những hiểu biết đầy đủ về BCS thì nó chính là người đồng hành tin cậy của bạn trong từng nhịp yêu cũng như trong cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
▪ Người nhiễm HIV/AIDS sẽ được hỗ trợ chi phí chữa bệnh (31/05/2008)
▪ Hà Nội: Từ 1/6 sẽ mở đợt cao điểm phòng chống ma túy (30/05/2008)
▪ Hành trình cùng bạn: "Bồi" thêm kiến thức về sức khoẻ sinh sản... (28/05/2008)
▪ Mỹ giúp 88 triệu USD cho chương trình HIV/AIDS tại Việt Nam (20/05/2008)
▪ Chuyện một cô gái bị nhiễm HIV vẫn sống có ích (17/05/2008)
▪ 8X Truyền thông phòng chống HIV?AIDS (11/05/2008)
▪ Đội bảo vệ... nam giới (04/05/2008)
▪ Thành lập liên minh doanh nghiệp Việt Nam trong công tác phòng chống HIV/AIDS (02/05/2008)
▪ Đài THVN và Bộ Y tế hợp tác phòng chống HIV/AIDS (28/04/2008)
▪ 3S - CLB phòng chống HIV - AIDS cho sinh viên (19/04/2008)