400 câu hỏi nữ giới cần biết (phần 104)
Các Website khác - 18/11/2004

198. Điều trị hội chứng tuổi mãn kinh bằng ăn uống như thế nào?

Việc điều trị bằng ăn uống đối với hội chứng tuổi mãn kinh nên xuất phát từ những biểu hiện không giống nhau về triệuchứng mà về lựa chọn các loại thức ăn khác nhau cho phù hợp. Chẳng hạn như khi kinh nguyệt ra liên tục trước khi tắt kinh, lượng máu ra nhiều và vì thế mà gây ra thiếu máu nên chú ý bổ sung các chất đạm nên uống nhiều sữa bò, ăn nhiều trứng gà, tim, gan, thận động vật và ăn thịt lợn, thịt bò, thịt dê nạc… Cần ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh như táo tàu, lê, chuối, cam, sơn tra, táo quả nhỏ và rau, cải, hồng, cà rốt… Những thức ăn này có tác dụng chữa trị khá tốt đối với bệnh thiếu máu.

Khi chán ăn hoặc không thích ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, có thể nấu cháo với long nhãn, táo tàu khô, đỗ đỏ, gạo nếp, hạt sen… để ăn, có thể kiện tỳ, ích khí, bổ huyết. Nếu có các triệu chứng phù, cao huyết áp, choáng đầu, mất ngủ, tim hoảng hốt… thì càng cần chú ý về mặt ăn uống. Nên ăn nhiều lương thực phụ (như ngô, kê…) nấm, gan, thận, thịt nạc của động vật và sữa bò, rau xanh cùng hoa quả vì chúng có thể tăng cảm giác muốn ăn, giúp cho tiêu hóa. Việc giảm bớt lượng muối ăn (mỗi ngày dùng 3-5 g muối) có tác dụng tốt đối với việc lợi tiểu, tiêu phù hạ huyết áp.

Cấm ăn các thức ăn có tính kích thích như rượu, cà phê, chè đặc và các loại gia vị cay nóng như hành, gừng, tỏi, ớt… để bảo vệ hệ thống thần kinh. Nếu có điều kiện, có thể ăn một số thức ăn có tác dụng hạ huyết áp như tim lợn, rau cần, canh táo đỏ, các loại thức ăn chế ra từ loại hoa quả có màu đỏ, táo chua…

Nếu phát phì sau khi tắt kinh, lượng Cholesterol trong máu tăng lên cao và có hiện tượng xơ cứng động mạch, trước tiên phải hạn chế ăn uống, mỗi bữa không được ăn quá no, có thể ăn nhiều lượng thực phụ, không được ăn các thức ăn rán mỡ và ăn đường, không ăn điểm tâm, không ăn các thức ăn có đường, ăn ít hoa quả, ăn nhiều rau xanh. Nên hạn chế ăn các thức ăn có Cholesteron cao như não động vật, lòng đỏ trứng, thịt mỡ, nội tạng động vật…có thể ăn các thức ăn giàu đạm như sữa bò, thịt nạc, tôm cá, các thức ăn làm từ đậu, phải dùng dầu thực vật để nấu nướng vì mỡ động vật có thể làm cho lượng Cholesteron tăng lên cao. Các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu ngô, dầu lạc… đều khá tốt.

199. Vì sao phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh hay bị ngứa âm hộ?

Bệnh ngứa âm hộ là căn bệnh hay thấy ở phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Đây không chỉ là do đặc điểm sinh lý đặc thù của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh gây ra mà còn có rất nhiều loại bệnh có thể gây ngứa âm hộ. Ví dụ: những bệnh ngoài da âm hộ như bệnh mẩn ngứa, loét âm hộ, thối rữa, bệnh mề đay, bệnh vân trắng… Những bệnh viêm bộ máy sinh dục ngoài như: viêm âm hộ, viêm âm đạo, đặc biệt là bệnh viêm âm đạo thể trùng roi và bệnh viêm âm đạo thể nấm; những bệnh ký sinh trùng như bệnh giun kim, có rận… Các nguyên nhân gồm bệnh toàn thân như bệnh đái đường, bệnh béo phì, viêm gan và bệnh da vàng mắt của các loại nguyên nhân, bệnh thần kinh, bệnh dị ứng thuốc, bệnh viêm thận mãn; sự thay đổi khác thường của nội tiết như mất điều hòa nội tiết do nội tiết tố Estrogen trong máu quá cao, cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng hoạt động quá mức bình thường hoặc tụt xuống thấp. Những kích thích không hay ở bên ngoài như để bẩn, quần lót cọ sát vào, phản ứng thuốc mạnh… đều có thể gây ngứa âm hộ.

Còn việc nội tiết bị mất điều hòa,đặc biệt là việc thiếu nội tiết tố Estrogen, sẽ dẫn đến việc hấp thụ dinh dưỡng bị cản trở, gây nên bệnh viêm da và làm biến đổi bệnh lý, đó là những nguồn bệnh hay phát sinh nhất, gây ngứa âm hộ ở những phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Nhưng phải hết sức chú ý là ở độ tuổi mãn kinh chính là độ tuổi dễ bị ung thư nhất mà bệnh ngứa âm họ lại là triệu chứng ban đầu của căn bệnh ung thư ác tính của bộ phận sinh dục, vì thế phải coi trọng.

(còn tiếp)