Tiến sĩ Anne Kricker và các cộng sự ở ĐH Sydney tiến hành nghiên cứu một cách tỉ mỉ mối quan hệ giữa ánh sáng mặt trời với nguy cơ bị ung thư bạch huyết ở những 1.398 người trong độ tuổi từ 20 đến 74. Trong số này có 704 người bị ung thư bạch huyết. Các chuyên gia sử dụng một bảng câu hỏi và phỏng vấn qua điện thoại để ước tính một cách chi tiết thời gian tiếp xúc nắng của họ trong 6 thập kỷ. Tất cả các nhân tố khác như ngày làm việc, ngày nghỉ, ngày đi du lịch cũng được tính đến.
Kết quả cho thấy nguy cơ bị ung thư bạch huyết tỷ lệ nghịch với thời gian tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Những người tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhiều nhất thì nguy cơ mắc bệnh giảm 35% so với những người ít tiếp xúc nhất.
Nguyên nhân có lẽ là do tia cực tím tác dụng gián tiếp đối với cơ thể, kích thích quá trình sản xuất và tổng hợp vitamin D, chất chống oxi hoá ngăn chặn sự phát sinh tế bào ung thư bạch huyết, các nhà nghiên cứu cho biết.
T.L (Theo Reuters Health)
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Rau hẹ - vị thuốc tiện dụng và rẻ tiền (05/12/2004)
▪ Cần chuẩn bị để đối phó với đại dịch cúm (04/12/2004)
▪ Thịt đỏ làm tăng nguy cơ bị viêm khớp (04/12/2004)
▪ Trẻ thừa cân: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật (05/12/2004)
▪ Viêm tai xương chũm (04/12/2004)
▪ Trẻ hay nôn trớ (04/12/2004)
▪ Trẻ béo có cần kiêng dầu mỡ? (05/12/2004)