![]() |
Tình trạng khuẩn lao kháng thuốc ngày càng tăng. |
Các biện pháp trị lao phổi hiện nay chỉ “đánh” được những khuẩn lao đang hoạt động, chứ hoàn toàn vô dụng đối với những con “nằm ngủ”. Việc đánh thức khuẩn lao bất động trong cơ thể nhờ một protein đặc biệt có thể giúp điều trị căn bệnh này nhanh chóng và triệt để hơn.
Nhóm nghiên cứu Đại học College London (Anh) đã tìm thấy một protein gọi tắt là RpF, hoạt động như một chiếc đồng hồ báo thức đối với những khuẩn lao ngủ quên trong cơ thể. Kết quả phân tích cấu trúc phân tử của RpF sẽ giúp các nhà khoa học tạo nên một phiên bản tổng hợp có khả năng bắt chước hoạt động của protein này và chủ động đánh thức khuẩn lao bất động, giúp kháng sinh tiêu diệt.
Hiện nay, việc điều trị lao phổi chủ yếu bằng các loại kháng sinh sẵn có, song tình trạng khuẩn lao kháng thuốc đang ngày một gia tăng cơ các nước đang phát triển.
Nguyên nhân, theo tiến sĩ John Ward - thành viên nhóm nghiên cứu, là do “những loại kháng sinh hiện nay chỉ hiệu quả đối với khuẩn lao đang hoạt động, còn với những con ngủ quên thì gần như vô tác dụng. Trong khi đó, người bệnh lại thường tự ý ngưng thuốc do cảm thấy khỏe hơn nhanh chóng ngay sau khi bắt đầu liệu trình 6 tháng điều trị. Hậu quả là chỉ sau 4-5 tháng, những khuẩn lao nằm chờ sẽ hoạt động trở lại” và trở nên nhờn thuốc.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 8,8 triệu người trên thế giới mắc bệnh lao phổi. Chỉ riêng năm 2002 đã có 2 triệu ca tử vong vì căn bệnh hô hấp này. Khuẩn lao thường tấn công phổi, song nó có thể gây ảnh hưởng gần như toàn bộ cơ thể. Những người có hệ miễn dịch kém, ví dụ như bệnh nhân HIV, có nguy cơ nhiễm lao rất cao. Tuổi già, nghèo đói và nghiện rượu cũng dẫn đến căn bệnh này.
Mỹ Linh (theo BBC)
▪ 10 nguyên tắc ăn uống phòng bệnh ung thư (15/04/2005)
▪ Vị thuốc từ cây ô môi (16/04/2005)
▪ 18 triệu người Trung Quốc đang bị béo phì (15/04/2005)
▪ Thôi miên để chữa bệnh (15/04/2005)
▪ Tại sao trẻ thấp còi? (15/04/2005)
▪ Hiểm họa từ bình sữa (15/04/2005)
▪ Bài thuốc nam chữa ngộ độc (15/04/2005)
▪ Ánh sáng mặt trời giúp ngủ ngon (14/04/2005)
▪ Ăn lạc mốc bị ung thư (14/04/2005)
▪ Phòng chữa cúm theo Đông y (14/04/2005)