"Tôi rất thích nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền và có ý định chế biến cây ngưu tất (hay cỏ xước) thành dạng thuốc sắc để điều trị bệnh viêm khớp. Xin cho biết rõ hơn về công dụng chữa bệnh của loại cây này".
Trả lời:
Ngưu tất còn có tên là cây cỏ xước, hoài ngưu tất, tên khoa học Achyramthes bidentata Blume. Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô (Radix Achyranthis bidentatae). Cây ngưu tất là một loại cỏ xước nên người ta nhầm với cây cỏ xước Achyranthes aspera L.
Hiện Việt Nam đang trồng giống ngưu tất di thực của Trung Quốc, có rễ to hơn cây cỏ xước mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Cũng có thể tìm loại cỏ xước ở nước ta dùng làm ngưu tất. Rễ đào về rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Ngưu tất vị chua, đắng, tính bình không độc, có tác dụng phá huyết, hành ứ, bổ can thận, mạnh gân cốt. Trong nhân dân, ngưu tất được dùng điều trị bệnh viêm khớp, đau bụng, kinh nguyệt khó khăn. Ngày dùng 3-9 g dưới dạng thuốc sắc. Người có thai không được dùng.
Viên ngưu tất (0,25 cao khô) hoặc thuốc ống (4 g ngưu tất khô/ống) chữa bệnh cholesterol máu cao, huyết áp cao, vữa xơ động mạch. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên hoặc 1 ống sau bữa ăn. Dùng liền 1-2 tháng lại nghỉ.
GS Đỗ Tất Lợi, Sức Khỏe & Đời Sống
▪ Sẽ có Diễn đàn nhà báo viết về HIV/AIDS (07/07/2004)
▪ Cần 20 tỷ USD để điều trị bệnh AIDS vào năm 2007 (07/07/2004)
▪ Gần 23 triệu USD cho phòng, chống sốt rét (09/07/2004)
▪ Tử cung gập sau (09/01/2005)
▪ Dùng thuốc trị ho (09/01/2005)
▪ Bài khí công 'Hạc trắng gọi mặt trời' (09/01/2005)
▪ Biến tế bào gốc thành máy điều hoà nhịp tim sinh học (08/01/2005)
▪ Tật khúc xạ ở trẻ (08/01/2005)
▪ Săn lùng nhung hươu để tẩm bổ (08/01/2005)
▪ Những kiểu làm đẹp quái chiêu (07/01/2005)