"Human cell atlat" sẽ là cơ sở dữ liệu khổng lồ để giới sinh học và y học áp dụng nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh |
Bản đồ mang tên “Human Cell Atlas” sẽ phân loại và nêu bật các đặc tính của tế bào trên tất cả các mô, các cơ quan trong cơ thể của một con người khỏe mạnh.
Tế bào là nền tảng để giới khoa học hiểu về sức khỏe sinh học của sinh vật cũng như nguồn gốc, nguyên căn của các chứng bệnh. Bản đồ này sẽ là cơ sở để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của con người, tìm cách chữa trị các bệnh như hen suyễn, Alzheimer, Parkinson, ung thư, các bệnh cần cấy ghép hoặc tái sinh các mô bị tổn thương.
Bà Sarah Teichmann, người đứng đầu ngành di truyền học tế bào của Viện Sanger cho biết: “Bản đồ này là một khởi đầu cho kỷ nguyên mới về sự hiểu biết những kiến thức về tế bào của con người. Từ đó, chúng ta sẽ khám phá ra các loại tế bào mới cũng như tìm cách để biến đổi các tế bào theo thời gian nhằm nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh và nâng cao hiểu biết của con người về tế bào”.
Công trình nghiên cứu này là sự hợp tác của các nhà khoa học cũng như nhận được sự ủng hộ của các quỹ hỗ trợ trên toàn thế giới, trong đó có sự đóng góp hàng tỷ đô la từ vợ chồng Mark Zuckerberg , ông chủ của Facebook.
Sau khi hoàn thiện, nó sẽ được sử dụng một cách miễn phí ở bất kì đâu như một cơ sở dữ liệu để nghiên cứu, chẩn đoán, theo dõi và chữa trị các bệnh.
“Hiện nay, chúng ta đã có những công cụ để tìm hiểu về những gì cấu thành nên cơ thể người. Nó là công cụ để chúng ta tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người cũng như phát hiện ra những tế bào bị tổn thương gây nên bệnh tật. Chúng tôi tin rằng sự thành công của bản đồ này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học và y học trong tương lai”, nhà sinh vật học Aviv Regev thuộc Viện Broad nói.
"Human cell atlat" sẽ là cơ sở dữ liệu khổng lồ để giới sinh học và y học áp dụng nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh |
Bản đồ mang tên “Human Cell Atlas” sẽ phân loại và nêu bật các đặc tính của tế bào trên tất cả các mô, các cơ quan trong cơ thể của một con người khỏe mạnh.
Tế bào là nền tảng để giới khoa học hiểu về sức khỏe sinh học của sinh vật cũng như nguồn gốc, nguyên căn của các chứng bệnh. Bản đồ này sẽ là cơ sở để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về sự phát triển của con người, tìm cách chữa trị các bệnh như hen suyễn, Alzheimer, Parkinson, ung thư, các bệnh cần cấy ghép hoặc tái sinh các mô bị tổn thương.
Bà Sarah Teichmann, người đứng đầu ngành di truyền học tế bào của Viện Sanger cho biết: “Bản đồ này là một khởi đầu cho kỷ nguyên mới về sự hiểu biết những kiến thức về tế bào của con người. Từ đó, chúng ta sẽ khám phá ra các loại tế bào mới cũng như tìm cách để biến đổi các tế bào theo thời gian nhằm nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh và nâng cao hiểu biết của con người về tế bào”.
Công trình nghiên cứu này là sự hợp tác của các nhà khoa học cũng như nhận được sự ủng hộ của các quỹ hỗ trợ trên toàn thế giới, trong đó có sự đóng góp hàng tỷ đô la từ vợ chồng Mark Zuckerberg , ông chủ của Facebook.
Sau khi hoàn thiện, nó sẽ được sử dụng một cách miễn phí ở bất kì đâu như một cơ sở dữ liệu để nghiên cứu, chẩn đoán, theo dõi và chữa trị các bệnh.
“Hiện nay, chúng ta đã có những công cụ để tìm hiểu về những gì cấu thành nên cơ thể người. Nó là công cụ để chúng ta tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người cũng như phát hiện ra những tế bào bị tổn thương gây nên bệnh tật. Chúng tôi tin rằng sự thành công của bản đồ này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học và y học trong tương lai”, nhà sinh vật học Aviv Regev thuộc Viện Broad nói.
▪ Đài Loan có Bộ trưởng chuyển giới đầu tiên (12/10/2016)
▪ Pháp thí điểm "phòng chích ma túy an toàn" (12/10/2016)
▪ Bảo tàng hàng trăm 'của quý' khủng khiến du khách đỏ mặt (10/10/2016)
▪ Trung Quốc chào bán ma túy từng giết 100 người trong khủng hoảng con tin Nga (10/10/2016)
▪ Thái Lan: Triệt phá đường dây ma túy xuyên biên giới (10/10/2016)
▪ Pakistan: Tăng án đối với tội phạm hiếp dâm (08/10/2016)
▪ Phố đèn đỏ Geylang - mặt trái của Singapore (08/10/2016)
▪ Châu Âu ‘khó xử’ với những cô dâu 'nhí' tị nạn (06/10/2016)
▪ Mafia gốc Việt thống trị 'thủ phủ ma túy' Trung Âu (06/10/2016)
▪ Sinh viên Trung Quốc thích quan hệ trước hôn nhân (04/10/2016)