Trong vòng vỏn vẹn 4 tháng rưỡi, từ 19/5/2008 đến 5/10/2008, thiệt hại của 25 tỉ phú hàng đầu nước Nga đã lên đến hơn 230 tỉ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định sắp tới sẽ có làn sóng ra đời các đại tỉ phú mới. Ngân hàng BNP Paribas của Pháp đã nhận định, nếu như cuộc khủng hoảng năm 1998 làm biến mất tiền tiết kiệm của hầu hết người dân Nga, thì cuộc khủng hoảng hiện tại đang động chạm đến tài sản của các tỉ phú. Con số thiệt hại 230 tỉ USD do Bloomberg công bố, được tạp chí Forbes tính ra trên cơ sở tài sản đã công bố của 25 tỉ phú giàu nhất nước Nga, đối chiếu với giá cổ phiếu và các tài sản khác của họ. Con số này hơn gấp 4 lần tài sản của người giàu nhất thế giới hiện nay là tỉ phú Warren Buffet của Mỹ. Tuy nhiên, con số này có thể còn lớn hơn nhiều nếu tính đến các tỉ phú nằm ngoài danh sách top 25, tính đến các tài sản chưa được công bố, đồng thời từ ngày 5/10 đến nay, giá tài sản vẫn tiếp tục xuống từng ngày.
Điểm tên những đại gia hàng đầu Ông vua ngành nhôm Oleg Deripaska, 40 tuổi, người giàu nhất nước Nga, đã mất 16 tỉ USD. Ông chủ Roman Abramovich của đội bóng đá Chelsea, 41 tuổi, đã mất 20 tỉ USD.
Người thiệt hại nặng nhất là Vladimir Lisin, nguyên giáo sư trường đại học kinh tế quốc dân và là chủ tịch của câu lạc bộ bắn súng Nga. Ngoài những tài sản ở nơi khác, nhà tỉ phú 52 tuổi này có 85% cổ phần trong công ty Novolipetsk, một công ty thép không phải là lớn nhất thế giới nhưng có lợi nhuận cao nhất thế giới. Tuy nhiên, chỉ riêng khoản đầu tư vào công ty này thì trong gần 5 tháng qua đã làm ông Lisin mất 22 tỉ USD. Tổng giám đốc công ty dầu khí Lukoil lớn thứ nhì nước Nga, ông Vagit Alekperov, 58 tuổi, có 20% cổ phần trong công ty và số cổ phần này đã giảm giá từ 19,5 tỉ USD xuống 7,2 tỉ USD. Cấp phó của ông cũng là một tỉ phú, ông Leonid Fedun 52 tuổi bị giảm giá trị tài sản từ 8,4 tỉ USD còn 3 tỉ USD.
Ông chủ của công ty khai thác mỏ Uralkali, nhà tỉ phú Dmitry Rybolovlev, 41 tuổi, đã bị thiệt hại khoảng 12,8 tỉ USD để chỉ còn lại 4,1 tỉ USD. Ba ông chủ của tập đoàn tài chính – công nghiệp Alfa là Mikhail Fridman 44 tuổi, German Khan 46 tuổi, và Alexei Kousmichoff 45 tuổi, tổng cộng đã mất 12,1 tỉ USD trong mấy tháng qua. Tập đoàn này đã đầu tư vào dầu khí, điện thoại, truyền hình, và siêu thị ở nước Nga. Nguyên nhân tại sao? Tỉ phú 52 tuổi Vladimir Lisin, người mất nhiều nhất trong mấy tháng qua (ảnh: kommersant) Chiến lược gia về các thị trường mới nổi của Merrill Lynch, ông Michael Hartnett so sánh: “Ngày hôm nay, với giá trị thị trường của Coca-Cola, người ta có thể mua được toàn bộ ngành năng lượng của Nga, hoặc toàn bộ các ngân hàng của Nga.” Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính, cùng với cuộc xung đột quân sự ở Gruzia, và sụt giảm giá nguyên liệu thế giới đã làm các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi nước Nga ít nhất 74 tỉ USD, theo ước tính của ngân hàng Pháp BNP Paribas. Thứ ba, các tỉ phú Nga đặc biệt hâm mộ thị trường chứng khoán và bất động sản ở London, thường coi đây là “sân nhà” thứ hai của họ. Nơi vẫn được coi là thiên đường an toàn này đã bị chấn động mạnh nhất châu Âu trong thời gian qua, bởi cuộc khủng hoảng tài chính và bất động sản. Khủng hoảng cũng là cơ hội lớn Tai họa của người này có khi lại là cơ hội của người khác. Chủ tịch của công ty Templeton Asset Management, ông Mark Mobius cho biết “Đợt khủng hoảng năm 1998 là cuộc thâu tóm lượng tài sản khổng lồ vào tay các nhà tài phiệt. Ngày nay quá trình đang đảo ngược.”
Ít nhất có một người đã nhìn sớm được cơ hội. Tỉ phú Mikhail Prokhorov, 43 tuổi, vào tháng 4 vừa qua đã bán 25% cổ phần của mình trong công ty khai khoáng và luyện kim GMK Norilsk Nickel. Ngay sau đó, giá nikel xuống dốc làm cho số cổ phiếu này giảm giá từ 13 tỉ USD ngày 24/4 xuống còn 3,38 tỉ USD vào ngày 6/10. Ngày 30/9 vừa qua, ông Prokhorov đã chi ra 500 triệu USD để mua một nửa ngân hàng Renaissance Capital. Nửa năm trước đây, số tiền đó không đủ để mua một phần tư ngân hàng này. Trả lời với báo chí sau vụ làm ăn này, ông Prokhorov nói “Đừng chỉ trích tôi mở tiệc tùng giữa trận đại dịch. Thời khủng hoảng chính là đỉnh cao của những cơ hội.” Theo nhận định của Pavel Teplukhin, Chủ tịch công ty Troika Dialog nhận định, cuộc khủng hoảng sẽ mở màn một cuộc phân bố lại tài sản. “Các đại gia có tiền mặt đang mua lại tài sản với mức giá không thể có được cách đây vài năm,” ông nói. Sẽ có sự phân bố lại danh sách tỉ phú
Làn sóng hình thành triệu phú xuất hiện vào đầu những năm 1990 khi chiến dịch tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu. Tuy nhiên, sự xuất hiện hàng loạt các tỉ phú chỉ thực sự bắt đầu từ làn sóng thứ hai trong các năm 1995 – 1998. Khi đó vị Tổng thống đầu tiên của Nga, ông Boris Yeltsin quá cố, đồng ý bán các tài sản trong các ngành công nghiệp lớn nhất của Nga để lấy tiền trả nợ cho các ngân hàng. Kiến trúc sư của chương trình này là Phó Thủ tướng thứ nhất lúc đó, ông Vladimir Potanin, người nhờ chiến dịch mua bán tài sản này mà gây dựng cơ nghiệp cho chính mình và sau đó lọt vào danh sách 40 tỉ phú giàu nhất thế giới. Làn sóng thứ ba của sự ra mắt các tỉ phú là năm 1998. Đi sau cuộc khủng hoảng tài chính lại là cuộc thâu tóm tài sản và thực sự các tỉ phú Nga lúc này mới ồ ạt xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Chiến lược gia của ngân hàng Renaissance Capital, ông David Aserkoff dự báo, cuộc chơi sắp tới sẽ có những trận lớn hơn cả hồi đầu những năm 1990 hay hồi sau khủng hoảng 1998. Các nhà tài phiệt có tiền trong tay sẽ sử dụng kiến thức kinh tế và chính trị của mình để hình thành những tỉ phú mới.” Dường như cuộc chơi mới vẫn chưa khép lại. Tỉ phú Viktor Vekselberg, 51 tuổi, dự báo “Thị trường sẽ tăng trở lại. Vấn đề chỉ là thời điểm. Tuy nhiên, tôi không nghĩ thời điểm đó sẽ đến sớm.” Thứ Sáu tuần trước, Viện Duma Nga đã phê chuẩn gói giải pháp trị giá 86 tỉ USD ngân sách để xử lý khủng hoảng. Chính phủ cho biết sẽ dùng 50 tỉ để ngân hàng và các công ty xử lý nợ nước ngoài, và 36 tỉ để cho các ngân hàng vay theo hình thức nợ thứ cấp. Theo Bùi Văn |
▪ Trung Quốc ngừng bán thuốc tiêm nghi gây chết người (13/10/2008)
▪ Mứt đậu Trung Quốc chứa hóa chất độc (13/10/2008)
▪ 2.500 người di tản vì hóa chất rò rỉ (13/10/2008)
▪ Thái Lan: Cuộc bạo loạn kinh khủng nhất 16 năm qua (13/10/2008)
▪ Nga thử thành công tên lửa tầm xa kỷ lục (13/10/2008)
▪ Hải tặc dọa cho nổ tung tàu chở xe tăng (11/10/2008)
▪ Khủng hoảng chính thức lan sang châu Á (11/10/2008)
▪ Bùng phát bệnh tâm lý do khủng hoảng tài chính (11/10/2008)
▪ Thái Lan: 22 sinh viên tử nạn do lật xe buýt (11/10/2008)
▪ NATO sẽ điều tàu chiến tới Somali (10/10/2008)