| ||
Sự táo tợn của lực lượng này đã buộc chính phủ các nước cân nhắc những biện pháp tốt hơn để bảo vệ tàu thuyền của nước mình. Ông Noel Choong, một quan chức thuộc Cục Hàng hải Quốc tế, cho biết hải tặc Somali đã tấn công một tàu Thái Lan cùng 16 thuỷ thủ đoàn ở ngoài khơi Somali ngày hôm qua. Đây là vụ cướp tàu thứ tám ở khu vực này chỉ trong hai tuần. Chưa dừng lại đó, hải tặc Somali lại bắt giữ một tàu chở hàng lớn của Hy Lạp, bất chấp sự hiện diện của lực lượng hải quân quốc tế ở khu vực ngoài khơi đang bất ổn của nước này. Tin trước đó cho biết một tàu chở hàng lớn của Tất cả những tàu này đều bị cướp ở Vịnh Aden khi đang trên đường đến Trung Đông. Ngày hôm nay, kênh truyền hình Al-Jazeera đưa tin nhóm bắt cóc đã đưa ra yêu cầu tiền chuộc với tàu chở dầu của Ảrập Xêút, nhưng chưa rõ là bao nhiêu. Những vụ cướp mới nhất này đã đưa số các vụ tấn công ở hải phận Somali trong năm nay lên 95, trong đó có 39 tàu bị cướp. Theo ông Choong, 17 tàu và hơn 200 con tin vẫn còn trong tay những kẻ cướp biển. Các vụ hải tặc tấn công tàu thuyền ngoài khơi bờ biển Somali, một trong những tuyến vận tải biển nhộn nhịp nhất thế giới, đã tăng vọt trong thời gian gần đây, bất chấp sự hiện diện của các tàu chiến NATO, Mỹ và Nga. Các chủ tàu thường không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả tiền chuộc để giải phóng tàu và cứu các con tin. Châu Á phản ứng Hàn Quốc đang lên kế hoạch triển khai các tàu chiến đến vùng biển ngoài khơi Somali để bảo vệ các tàu thương mại, trong khi Nhật Bản cũng tuyên bố đang xem xét một động thái tương tự. Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso khẳng định sẽ xem xét đề xuất dự luật cho phép triển khai binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) tới các vùng biển ngoài khơi Somali. "Cần sớm nghiên cứu các biện pháp đối phó, nếu không, sẽ là quá muộn nếu tàu Nhật Bản bị hải tặc tấn công hoặc các thủy thủ bị bắt làm con tin". Trước đó, có tin Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định sẽ phái một tàu hải quân tới vùng biển Somali và có kế hoạch đệ trình dự án này lên quốc hội vào ngày 8/12 tới để phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp. Dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 4,2 triệu USD. Tàu chiến của Hàn Quốc nếu được điều đến khu vực này sẽ phối hợp với hạm đội 5 của Mỹ ở Ôman và Hải quân Pháp ở Gibuti. Những tuần qua, hải tặc Somali đã bắt một tàu chở hàng của Hàn Quốc và giữ các thủ thủ đoàn. Hồi tháng 9, chúng đã thả một tàu Nhật Bản cùng 21 thuỷ thủ đoàn sau khi 2 triệu USD tiền chuộc được thanh toán sau 3 tháng. Tình trạng cướp bóc ở khu vực Vịnh Aden và Ấn Độ Dương ngoài khơi Somali nghiêm trọng đến mức Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết cho phép dùng vũ lực chống lại lực lượng cướp biển. Ông Rob Lomas, Tổng thư ký Intercargo - nhóm công nghiệp đại diện cho các chủ tàu chở hàng khô, cho biết ngày càng có nhiều hãng vận tải biển lớn trên thế giới âm thầm cho tàu chạy vòng qua Mũi Hảo vọng để tránh hải tặc trên Vịnh Aden. Tình hình được nhận định là còn nghiêm trọng, sau khi Tổng thống Somali Abdullahi Yusuf thừa nhận chính phủ nước này gần như sụp đổ trong bối cảnh lực lượng Hồi giáo kiểm soát hầu hết toàn bộ đất nước, và vì vậy, vấn đề hải tặc gần như không kiểm soát nổi. Nhật Mai |
▪ Ảnh đẹp nhất trong năm của AFP (19/11/2008)
▪ Obama bổ nhiệm người da màu đầu tiên vào nội các (19/11/2008)
▪ Thaksin quyết định trở lại chính trường (19/11/2008)
▪ Những tình tiết li kỳ phía sau âm mưu ám sát ông Obama (19/11/2008)
▪ Hillary Clinton chưa chắc nhận chức Ngoại trưởng Mỹ (19/11/2008)
▪ Taliban dọa tấn công Pháp (18/11/2008)
▪ Những chuyện ít biết về tân đệ nhất phu nhân Mỹ (18/11/2008)
▪ Bill Clinton là trở ngại đối với Hillary? (18/11/2008)
▪ “Thứ hai đen tối” của Mỹ và Nhật Bản làm lao đao cả thế giới (18/11/2008)
▪ Lễ nhậm chức của các tổng thống Mỹ (18/11/2008)