 | Một nông dân đổ sữa đi sau khi trạm thu mua không nhận thêm - Ảnh: AP | | Hanoinet - Theo dân làng, kể từ đầu năm nay, cuộc sống của người dân chăn nuôi bò trở nên hết sức khó khăn do Sanlu giảm giá thu mua sữa. Đó là biện pháp để Sanlu cũng như các tập đoàn sữa khác tuân thủ quy định kiểm soát giá của chính phủ nhằm chống lại tình trạng lạm phát. Chính quyền và các công ty sữa Trung Quốc đổ tội cho người nông dân nuôi bò đã pha melamine vào trong sữa. Tuy nhiên, nông dân tại các làng quanh thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc khẳng định họ cũng là những nạn nhân của vụ xìcăngđan sữa độc. Các làng quanh Thạch Gia Trang là trung tâm của vụ xìcăngđan bởi đây là nơi Công ty sữa Sanlu (Tam Lộc) đặt trụ sở. Vừa qua, tại khu vực này, các nhà điều tra bắt giữ gần 20 nông dân và nhân viên trạm thu mua sữa bị tình nghi pha melamine vào sữa. Theo dân làng, kể từ đầu năm nay, cuộc sống của người dân chăn nuôi bò trở nên hết sức khó khăn do Sanlu giảm giá thu mua sữa. Đó là biện pháp để Sanlu cũng như các tập đoàn sữa khác tuân thủ quy định kiểm soát giá của chính phủ nhằm chống lại tình trạng lạm phát. “Giá thức ăn gia súc tăng khủng khiếp - cô Liu Jin Feng ở làng Xinnancheng cho biết - Trong vòng hai năm qua giá đậu tương đã tăng tới 60%”. Một nông dân khác, Guo Huanchen, khẳng định: “Chúng tôi không thể làm gì được bởi Sanlu độc quyền ở đây. Họ ra giá thu mua thấp bởi họ không có đối thủ cạnh tranh”. Nhiều nông dân khẳng định chính những người ở trạm thu mua mới có nhiều cơ hội pha melamine vào trong sữa. “Chúng tôi không hề biết cách nào pha hóa chất vào sữa của mình” - nông dân Sahi Shangcun khẳng định. Không chỉ có melamine, kiểm tra gần đây cho thấy sữa tại các trạm thu mua quanh Thạch Gia Trang còn có hàm lượng dư chất kháng sinh cao. Các nông dân khẳng định Sanlu kiểm soát mọi hoạt động y tế chăm sóc cho bò trong vùng. “Họ nói rằng sữa của chúng tôi có quá nhiều dư lượng kháng sinh. Nhưng Sanlu chưa từng từ chối sữa của chúng tôi” - nông dân Shi nói. Hiện tại nhiều nông dân ở Thạch Gia Trang cho biết họ đang đứng trước nguy cơ bị phá sản. “Tôi đang tuyệt vọng - ông Jie Cun Ai, 66 tuổi, ở làng Nantongyi, đau khổ nói - Tôi là một trong những người mất mát nhiều nhất trong làng. Trong 10 ngày qua, tôi đã phải đổ sữa đi”. Các nông dân khác cũng vậy, họ phải đổ sữa vào những con mương trong làng hoặc vào vườn cải bắp gần trạm thu mua sữa. Theo International Herald Tribune/Tuổi Trẻ Online |