Bảy sinh viên Princeton đã kết hợp với nhóm ba nhà hoạt động trong lĩnh vực AIDS của
Tuy nhiên, hãng Abbott không gửi bất kỳ đại diện nào tới gặp gỡ với những người tham gia biểu tình mặc dù nhóm cảnh sát làm nhiệm vụ giữ trật tự đã bỏ vào hàng rổ đầy những kẹo hình con thỏ đã chảy nước và thư ngỏ gửi đích danh tới giám đốc điều hành Miles White.
Theo các trưởng nhóm biểu tình thì những viên kẹo chảy nước chính là biểu tượng cho tình trạng vô dụng của những viên thuốc quá cũ, đó là những loại thuốc điều trị AIDS hàng đầu của công ty, viên Kaletra khi gặp khí hậu ấm hơn.
Hồi tháng 10 năm ngoái, FDA đã chấp nhận phiên bản mới của thuốc điều trị AIDS do Abbott sản xuất, loại thuốc này không cần bảo quản trong tủ lạnh và uống mà không nhất thiết phải ăn.
Bức thư gửi cho ông White đã liệt kê các yêu sách của nhóm biểu tình, trong đó bao gồm việc hạ mức giá thuốc của phiên bản thuốc Kaletra mới xuống mức hợp lý hơn ở những nước có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Ông Matt Bedella, phát ngôn viên của Abbott cho biết, hãng của ông đang tiến hành rất nhiều sáng kiến mà các sinh viên yêu cầu.
Bản thân Abbott cũng đang thực hiện càng nhanh càng tốt để phiên bản mới của thuốc được các cơ quan, tổ chức quản lý thích hợp chấp thuận.
Ông Bedella nói: “Công thức thuốc đang óc đã được phân phối rộng khắp ở các nước đang phát triển. Chúng tôi cũng đã lập hồ sơ để xin chấp thuận cho thuốc này tại Nam Phi”.
Cũng theo ông Bedela thì vì giám đốc điều hành Abbott đã gặp gỡ với các quan chức Nam Phi rồi nên có thể những yêu cầu đó sẽ sớm được chấp thuận.
Theo vị phát ngôn viên của Abbott thì công ty cũng đang có kế hoạch giữ nguyên giá bán hiện thời của thuốc ở khu vực thuốc có thể nâng cấp với dạng thức mới.
Bedella nói: “Abbott cũng đã chấp thuận việc duy trì giá cả hiện thời, giảm giá đáng kể ở châu Phi và những quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới. Với mức giá này, các viên thuốc mới sẽ là một trong những loại thuốc có giá rẻ nhất châu Phi”.
Nhóm cảnh sát thành phố đã có mặt tức thời trước khi nhóm biểu tình chính thức bắt đầu lúc 11 giờ sáng, song cảnh sát cho phép nhóm này tiến hành biểu tình, họ chỉ đóng vai trò quan sát viên để đảm bảo trật tự và biểu tình đúng luật lệ.
Thượng sĩ Anthony Vitanza tuyên bố, các nhân viên cảnh sát không được phép ngăn cản cuộc biểu tình chừng nào nó vẫn còn diễn ra trong không khí hoà bình, yên ả.
Ông Vitanza nói: “Đôi khi chúng ta sẽ phải can thiệp nếu nhóm có biểu hiện căng thẳng hơn. Còn chừng nào họ chưa làm ảnh hưởng tới giao thông, họ vẫn sẽ được mọi người để tâm”.
Vào cuối buổi biểu tình, anh Waheedah Shabazz, một bệnh nhân AIDS đang điều trị bằng phiên bản mới của thuốc Kaletra và đồng thời cũng là thành viên của nhóm ACT UP cho biết, phong trào biểu tình đòi một giá thuốc hợp lý trên toàn thế giới không chỉ tạm ngưng ở khu vực này.
Anh Shabazz nói thêm: “Đây chưa phải là lời tạm biệt. Chúng tôi sẽ còn trở lại nữa và tiếp tục trở lại. Chúng tôi sẽ tới nơi này và nhiều nơi khác trên đất nước này”.
Cuộc biểu tình nói trên nằm trong kế hoạch một phần của tuần hành động quốc gia của chiến dịch phòng chống AIDS do sinh viên thực hiện. Trong suốt tuần qua, sinh viên trên cả nước đã biểu tình bên ngoài các trụ sở của Abbott tại
Đặng Dương theo http://www.dailyrecord.com
▪ Đông đảo phụ nữ tham gia thử nghiệm vắc xin HIV (15/04/2006)
▪ Hy vọng mới trong điều trị AIDS (14/04/2006)
▪ Dùng kháng sinh thường xuyên giúp điều trị chứng mất trí ở bệnh nhân HIV (10/04/2006)
▪ Hy vọng mới cho người nhiễm HIV bị mòn da mặt (05/04/2006)
▪ Thử nghiệm vắc xin HIV đang trong giai đoạn cao hơn (03/04/2006)
▪ Đã bào chế được thuốc có khả năng phòng ngừa lây nhiễm HIV (30/03/2006)
▪ Tiến hành điều tra số người kháng thuốc HIV (28/03/2006)
▪ Kháng thuốc có tốt hay không? (27/03/2006)
▪ Hãng GlaxoSmithKline ứng dụng công nghệ chống hàng nhái, hàng giả (24/03/2006)
▪ Phát hiện gen ở người có khả năng tiêu diệt virus HIV (24/03/2006)